Tục vẽ mắt và đốt búp bê vào dịp đầu năm của người Nhật
Daruma là búp bê cầu may truyền thống ở xứ hoa anh đào. Người Nhật quan niệm vẽ mắt, thổi hồn và đốt búp bê trong chùa dịp đầu năm sẽ đạt được ước nguyện.
Daruma là búp bê cầu may truyền thống trong văn hóa Nhật Bản. Búp bê ra đời từ thời kỳ Edo (1603-1867) ở vùng Takasaki (tỉnh Gunma). Một cao tăng đền Shorinzan Daruma trong vùng đã hướng dẫn nông dân cách làm những con búp bê bằng giấy bồi để đem bán trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Những con búp bê dần trở thành vật cầu may phổ biến xứ hoa anh đào. Ảnh: The Culture Trip.
Tạo hình của búp bê Daruma giống Bồ Đề Đạt Ma – người sáng lập Phật giáo Thiền Tông. Theo truyền thuyết, Bồ Đề Đạt Ma mất tứ chi vì ngồi thiền trong núi 9 năm. Ngài đã cắt đi mí mắt vì cảm thấy không hài lòng những lúc ngủ quên khi thiền. Vì vậy, búp bê Daruma ngày nay không có chân tay và tròng mắt. Phần bụng búp bê thường được sơn chữ “phúc” như một loại bùa cầu may. Ảnh: lavieduriz.
Người Nhật thường mua búp bê trong đền chùa vào dịp đầu năm, sau đó vẽ tròng mắt cho Daruma khi ước nguyện. Các nhà sư sẽ thực hiện nghi lễ thổi hồn cho búp bê, hay còn gọi là nghi lễ “kaigen”. Ảnh: The Culture Trip.
Búp bê thường được chủ sở hữu đặt ở nơi dễ thấy để luôn ghi nhớ ước nguyện đã cầu. Khi điều ước thành hiện thực, người ta sẽ vẽ nốt tròng mắt còn lại cho búp bê rồi mang đến chùa thực hiện nghi lễ Daruma Kuyo. Ảnh: luckytcha, The Culture Trip.
Nghi lễ Daruma Kuyo còn gọi là lễ đốt búp bê. Đền Syorinzan Daruma (Takasaki, Gunma) là nơi diễn ra lễ Daruma – ichi vào mỗi dịp đầu năm. Đến ngày diễn ra lễ hội, người dân từ khắp nơi đến đền mua búp bê mới và trả lại đền búp bê cũ. Những con búp bê mới chứa đựng ước nguyện mới, tất cả búp bê cũ được gom lại, đốt đi những mong muốn đã thành hiện thực trong năm cũ. Ảnh: The Culture Trip.
Để tránh xảy ra hỏa hoạn do ngôi đền chứa nhiều vật dụng dễ cháy, đội cứu hỏa địa phương luôn túc trực và làm nhiệm vụ ngay khi lễ đốt Daruma hoàn tất. Du khách tới đây có thể mua nhiều loại búp bê với đủ kích thước, màu sắc, mỗi màu mang một ý nghĩa khác nhau. Màu đỏ tượng trưng cho may mắn, màu tím ứng với sức khỏe, mày vàng mang ý nghĩa bình an, vàng kim ứng với tiền tài và màu trắng tượng trưng cho tình duyên. Ảnh: The Culture Trip.
TheoTDO
Daruma là búp bê cầu may truyền thống trong văn hóa Nhật Bản. Búp bê ra đời từ thời kỳ Edo (1603-1867) ở vùng Takasaki (tỉnh Gunma). Một cao tăng đền Shorinzan Daruma trong vùng đã hướng dẫn nông dân cách làm những con búp bê bằng giấy bồi để đem bán trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Những con búp bê dần trở thành vật cầu may phổ biến xứ hoa anh đào. Ảnh: The Culture Trip.
Tạo hình của búp bê Daruma giống Bồ Đề Đạt Ma – người sáng lập Phật giáo Thiền Tông. Theo truyền thuyết, Bồ Đề Đạt Ma mất tứ chi vì ngồi thiền trong núi 9 năm. Ngài đã cắt đi mí mắt vì cảm thấy không hài lòng những lúc ngủ quên khi thiền. Vì vậy, búp bê Daruma ngày nay không có chân tay và tròng mắt. Phần bụng búp bê thường được sơn chữ “phúc” như một loại bùa cầu may. Ảnh: lavieduriz.
Người Nhật thường mua búp bê trong đền chùa vào dịp đầu năm, sau đó vẽ tròng mắt cho Daruma khi ước nguyện. Các nhà sư sẽ thực hiện nghi lễ thổi hồn cho búp bê, hay còn gọi là nghi lễ “kaigen”. Ảnh: The Culture Trip.
Búp bê thường được chủ sở hữu đặt ở nơi dễ thấy để luôn ghi nhớ ước nguyện đã cầu. Khi điều ước thành hiện thực, người ta sẽ vẽ nốt tròng mắt còn lại cho búp bê rồi mang đến chùa thực hiện nghi lễ Daruma Kuyo. Ảnh: luckytcha, The Culture Trip.
Nghi lễ Daruma Kuyo còn gọi là lễ đốt búp bê. Đền Syorinzan Daruma (Takasaki, Gunma) là nơi diễn ra lễ Daruma – ichi vào mỗi dịp đầu năm. Đến ngày diễn ra lễ hội, người dân từ khắp nơi đến đền mua búp bê mới và trả lại đền búp bê cũ. Những con búp bê mới chứa đựng ước nguyện mới, tất cả búp bê cũ được gom lại, đốt đi những mong muốn đã thành hiện thực trong năm cũ. Ảnh: The Culture Trip.
Để tránh xảy ra hỏa hoạn do ngôi đền chứa nhiều vật dụng dễ cháy, đội cứu hỏa địa phương luôn túc trực và làm nhiệm vụ ngay khi lễ đốt Daruma hoàn tất. Du khách tới đây có thể mua nhiều loại búp bê với đủ kích thước, màu sắc, mỗi màu mang một ý nghĩa khác nhau. Màu đỏ tượng trưng cho may mắn, màu tím ứng với sức khỏe, mày vàng mang ý nghĩa bình an, vàng kim ứng với tiền tài và màu trắng tượng trưng cho tình duyên. Ảnh: The Culture Trip.
TheoTDO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét