Nhiệt độ cơ thể người bình thường là bao nhiêu? Khi nào cần đi khám

2:56:00 CH
Sự cân bằng quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt giúp con người duy trì thân nhiệt. Nếu nhiệt độ cơ thể tăng quá cao sẽ ảnh hưởng lớn tới tình trạng sức khỏe của con người. Vậy, nhiệt độ cơ thể người bình thường là bao nhiêu và nhiệt độ bao nhiêu là bất thường cần đi khám?
Nhiệt độ chuẩn của cơ thể là bao nhiêu?
Cơ thể con người có khả năng điều hòa thân nhiệt và thích nghi với môi trường sống. Tuy vào việc hoạt động của từng các nhân hoặc thời gian khác nhau trong ngày mà nhiệt độ cơ thể có sự thay đổi. Người trẻ tuổi thường có thân nhiệt cao hơn so với người cao tuổi.
Nhiệt độ trung tâm hay nhiệt độ phần lõi của cơ thể con người nằm trong khoảng từ 36,5°C đến 37,1°C và nhiệt độ trung bình khoảng 36,8 độ C.
Nhiệt độ trung tâm là nhiệt độ các phần sâu trong cơ thể như não, gan, não và các tạng...
Có 3 cách đo nhiệt độ trung tâm:
  • Đo ở trực tràng: Với độ sâu chuẩn là 5-10cm. Nhiệt độ đo ở vị trí này được xem là tiêu biểu cho nhiệt độ trung tâm.
  • Đo ở miệng (dưới lưỡi): Nhiệt độ đo ở vị trí này thấp hơn ở trực tràng khoảng 0,4-0,6°C.
  • Đo ở hõm nách: Nhiệt độ đo ở vị trí này thấp hơn nhiệt độ trực tràng khoảng 0,65°C.
Bảng nhiệt độ bình thường của cơ thể theo từng độ tuổi khác nhau.
Bảng nhiệt độ bình thường của cơ thể theo từng độ tuổi khác nhau.
Nhiệt độ như thế nào là bất thường cần đi khám bác sĩ?
Khi thấy cơ mệt mỏi, khó chịu, nóng bừng bạn sẽ thấy nhiệt độ cơ thể tăng lên. Các trường hợp cần đi khám vì sốt bao gồm:
  • Trẻ em dưới 3 tháng tuổi: Có sốt.
  • Trẻ em từ 3-6 tháng tuổi: Nhiệt độ cơ thể lên đến 38,9 độ C kèm theo các biểu hiện như cáu gắt bất thường, thờ ơ hoặc khó chịu.
  • Trẻ em từ 3-6 tháng tuổi: Nhiệt độ cơ thể từ 38,9 độ C. 
  • Trẻ em từ 6-24 tháng tuổi: Nhiệt độ cơ thể trên 38,9 độ C kéo dài hơn một ngày, không có triệu chứng khác.
  • Trẻ em từ 2-17 tuổi: Nhiệt độ cơ thể lên đến 38,9 độ C, kèm theo biểu hiện cáu gắt bất thường, thờ ơ và khó chịu.
  • Trẻ em từ 2-17 tuổi: Sốt trên 38,9 độ C kéo dài hơn 3 ngày hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị.
  • Người lớn: Sốt liên tục 39,4 độ C hoặc sốt liên tục trong 3 ngày, không đáp ứng thuốc điều trị.

  • Cách đo nhiệt độ cơ thể chính xác
Trong tủ thuốc mỗi gia đình, nhất là gia đình có trẻ nhỏ thì nhiệt kế là vật dụng cần thiết và nên có để chăm sóc sức khỏe từng thành viên. Khi có triệu chứng sốt hoặc những bệnh lý khác, đặc biệt khi virus corona đang phát triển nhanh chóng thì việc xác định nhiệt độ thân nhiệt bao nhiêu rất quan trọng. Vậy có những loại nhiệt kế nào và cách sử dụng chúng ra sao cho hiệu quả?

1. Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân

Nhiệt kế thủy ngân hay còn gọi là cặp nhiệt độ thủy ngân là nhiệt kế quen thuộc và xuất hiện nhiều không chỉ ở gia đình mà ở các cơ sở y tế khám chữa bệnh. Khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân chúng ta có thể chọn đo ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Trước khi đo hãy vẩy nhẹ vạch đo xuống dưới mức tam giác màu đỏ.
Đo thân nhiệt ở nách
Giữ nhiệt kế ở nách, ép sát khuỷu tay vào ngực trong khoảng 4 – 5 phút. Với trẻ em nhiệt độ cơ thể đo trong khoảng 34.7 độ – 37.3 độ thì các bé không bị sốt. Với người lớn cũng tương tự như vậy. Thường thì người lớn sẽ dùng phương pháp đo nhiệt độ ở nách.
Nhiệt độ đo tại nách
Đo thân nhiệt ở miệng
Lưu ý không nên thực hiện khi đã ăn hoặc uống đồ nóng trong vòng 30 phút. Trước khi đo rửa sạch bằng xà phòng, đặt đầu nhiệt kế vào dưới lưỡi, giữ nhiệt kế bằng môi, giữ môi kín xung quanh nhiệt kế. Với nhiệt kế thủy ngân cần giữ trong khoảng 3 phút và với nhiệt kế điện tử chỉ cần giữ dưới 1 phút.
Nếu trẻ em đo trong khoảng 35.5 độ – 37.5 độ thì không bị sốt. Với người lớn nhiệt độ miệng lớn hơn 37,5 độ C thì có dấu hiệu sốt.
Đo nhiệt độ tại hậu môn
Phương pháp đo nhiệt độ cơ thể ở hậu môn sẽ cho kết quả chính xác tuyệt đối. Tẩm chất bôi trơn vào đầu nhiệt kế rồi đưa nhẹ bầu nhiệt kế vào sâu trong hậu môn khoảng 2 - 2.5 cm. Giữ trong 3 phút sau đó lấy ra đọc kết quả. Khi nhiệt độ tại hậu môn của trẻ từ 38 độ C trở lên thì đã có dấu hiệu của sốt, còn người lớn là lớn hơn 37,6 độ C.

2. Nhiệt kế điện tử

Loại nhiệt kế điện tử hoạt động dựa vào cảm ứng nhiệt tại các vùng tiếp xúc với đầu nhiệt kế. Nhiệt kế điện tử dùng để đo tại nách, miệng hay hậu môn, hiển thị thông số bằng điện tử có đèn led dễ đọc hơn nhiệt kế thủy ngân và có tiếng báo khi xong. Nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ cơ thể bằng tia hồng ngoại, thời gian tiếp xúc để lấy kết quả chưa đến 30 giây, độ an toàn cao hơn.
Nhiệt độ điện tử

3. Nhiệt kế hồng ngoại

Nhiệt kế hồng ngoại để đo nhiệt độ ở lỗ tai hoặc vùng trán. Cách đo này là nhanh nhất, chỉ mất không quá 3 giây, rất tiện lợi, dễ đo. Khi đó nhiệt độ tại trán, cần ốp nhiệt kế chính giữa và áp sát trán, quét từ giữa trán ra thái dương, khoảng 1 - 3 cm và chờ trong vòng 60 giây để có được kết quả. Trong trường hợp đo nhiệt độ trong tai lớn hơn 38,1 độ C là sốt.
Nhiệt kế đo trán
Nếu đo qua tai thì chúng ta cần kéo vành tai của người bệnh ra sau rồi bấm nút đo. Sau khoảng 1 - 3 giây có thể rút nhiệt kế ra để xem kết quả. Khi nhiệt độ tại tai từ 38 độ C trở lên thì đã bị sốt. Phương pháp này chỉ dành cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Nếu tai trẻ có nhiều ráy tai kết quả sẽ thiếu chính xác.

9 sự thật về nhiệt độ cơ thể mà bất kỳ ai cũng nên biết

Con người là một sinh vật hằng nhiệt, dù cho môi trường bên ngoài thay đổi nhưng cơ thể con người vẫn duy trì một khoảng nhiệt độ cố định. Hầu hết chúng ta đều tin rằng thân nhiệt bình thường của con người là 37oC, phụ nữ và đàn ông có thân nhiệt như nhau hay uống rượu sẽ giúp ấm. Tuy nhiên, thực tế những điều này lại không đúng như bạn nghĩ.

  • Dưới đây là những điều thú vị về thân nhiệt của con người mà không phải ai cũng biết, cùng tìm hiểu xem nhé!
1. Thân nhiệt phụ nữ có vẻ thấp hơn đàn ông
Thân nhiệt phụ nữ có vẻ thấp hơn đàn ông
Tỷ lệ mỡ trong cơ thể phụ nữ cao hơn so với đàn ông nhưng chúng lại chỉ tập trung ở phần trung tâm cơ thể, không phải là các chi. Đây là nguyên nhân khiến tay chân của phụ nữ dễ lạnh hơn đàn ông. Khi các chi lạnh, thân nhiệt cũng bị giảm theo.
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy, phụ nữ chịu lạnh không tốt bằng nam giới.
2. Thân nhiệt của con người không phải là 37 độ C
Thân nhiệt của con người không phải là 37 độ C
37 độ C chỉ là con số vàng được đưa ra từ những phép đo của thế kỷ 19. Ngày nay, các nhà khoa học đến từ Đại học Maryland đã sử dụng các thiết bị đo chính xác hơn và cho kết quả thân nhiệt bình thường của con người chính xác phải là 36,77 độ C, tương đương 98,2 độ F.
Tuy nhiên, thân nhiệt cũng không nhất thiết phải là 36,77 độ C. Ở những khoảng thời gian khác nhau trong ngày và các vị trí thay đổi trên cơ thể thân nhiệt của con người có sự thay đổi. Thông thường, vào lúc 6 giờ sáng nhiệt độ cơ thể là khoảng 16, 44 độ C và lúc 6 giờ tối là khoảng 36,94 độ C. Nhiệt độ cao hơn 37,5 độ C vẫn được coi là trạng thái bình thường.
3. Thân nhiệt trung bình của con người thay đổi theo tuổi tác
 Thân nhiệt trung bình của con người thay đổi theo tuổi tác
Trong suốt cuộc đời, nhiệt độ cơ thể trung bình của con người không giữ nguyên một mức độ. Cứ mỗi 10 năm, bạn có thể cảm thấy sự thay đổi nhẹ, càng lớn tuổi, thân nhiệt trung bình càng giảm.
4. Đầu của bạn tỏa nhiệt ít hơn bạn tưởng
Đầu của bạn tỏa nhiệt ít hơn bạn tưởng
Vào mùa đông, chúng ta dễ bị lạnh đầu và trong một số trường hợp như khi nóng giận chúng ta lại thấy đầu mình nóng ran. Điều này khiến nhiều người tin rằng, đầu là bộ phận tỏa nhiều nhiệt nhất trong cơ thể.
Nhưng trên thực tế, đầu chỉ tỏa nhiệt tương đương với các phần khác trên cơ thể. Lý do khiến mùa đông chúng ta cảm thấy lạnh đầu là do chúng ta mặc quần áo ấm nhưng lại “quên” không đội mũ cho đầu.
5. Nhiệt độ tăng cao khi bạn ốm là một phản ứng có ích
 Nhiệt độ tăng cao khi bạn ốm là một phản ứng có ích
Sốt là cách cơ thể điều chỉnh thân nhiệt để chống lại vi khuẩn, nhiệt độ tăng có sẽ hạn chế vi khuẩn sinh sôi. Ngoài ra, nó còn giúp hệ miễn dịch làm việc hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, thân nhiệt tăng cao là rất nguy hiểm và phải được kiểm soát. Các nhà khoa học hy vọng trong tương lai có thể giữ thân nhiệt đến một mức hiệu quả, phù hợp với hệ miễn dịch.
6. Mũi ấm lên khi bạn nói dối
Mũi ấm lên khi bạn nói dối
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Granada đã phát hiện ra khi chúng con người nói dối, mũi sẽ ấm lên. Họ đã sử dụng máy quay nhiệt ghi lại hình ảnh mặt các tình nguyện viên và phát hiện ra rằng khi nói dối vùng mũi và khu vực gần mắt hiện lên những màu ấm.
7. Thân nhiệt có ảnh hưởng đến cân nặng
Thân nhiệt có ảnh hưởng đến cân nặng
Các nhà khoa học đến từ Italia và Hoa Kỳ phát hiện béo phì có liên quan tới việc giảm nhiệt độ cơ thể vào ban ngày.
Khả năng chuyển hóa năng lượng thành nhiệt ở người béo phì kém hơn so với người gầy. Điều này khiến người béo phì tăng thêm 2kg mỗi năm. Các nhà khoa học cho rằng đây là một “khuyết tật sinh học” và khiến cho mọi người dễ béo phì hơn.
8. Thân nhiệt ảnh hưởng đến giấc ngủ
Thân nhiệt ảnh hưởng đến giấc ngủ
Cơ thể chúng ta sẽ giảm thân nhiệt khoảng 1 - 2 độ trước khi rơi vào trạng thái ngủ. Sự thay đổi này giúp chúng ta dễ ngủ hơn.
Đây là nguyên nhân những người mất ngủ thường nhận được lời khuyên nên tắm nước ấm vào buổi tối. Ngay khi bước ra khỏi vùng nước ấm, não bộ bắt đầu tin rằng đã đến lúc cho một giấc ngủ.
9. Thức uống có cồn không khiến bạn ấm lên
Thức uống có cồn không khiến bạn ấm lên
“Làm một vài ly cho ấm người”, câu quen thuộc chúng ta thường được nghe vào mùa đông. Nhưng thực tế cách làm này hoàn toàn sai lầm, đồ uống có cồn không giúp chúng ta ấm lên.
Khi trời lạnh, các mạch máu co lại để giữ thân nhiệt tốt hơn. Đồ uống có cồn sẽ làm mạch máu giãn ra, đặc biệt là các mạch máu ngoại vi khiến nhiệt thoát ra môi trường nhanh hơn. Điều này rất nguy hiểm.
Hiện tượng da hồng hào và ấm lên sau khi uống rượu là một cảm giác sai về cơ thể.
TheoQuantrimang.com

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.