Indonesia : Thịt dơi, rắn khổng lồ bán la liệt.
Bất chấp các cảnh báo từ chính quyền Indonesia về mối liên hệ tiềm tàng giữa thịt rừng và virus corona, ngôi chợ nổi tiếng ở Sulawesi vẫn hồn nhiên bày bán thịt rắn, dơi và chuột.
Các tiểu thương tại chợ Tomohon trên đảo Sulawesi nói họ thậm chí đang buôn bán thuận lợi hơn trước, bất chấp đợt bùng phát dịch viêm phổi do Covid-19 diễn ra tại nhiều nước lân cận. Du khách tò mò về ngôi chợ nổi tiếng vẫn kéo đến xem thịt rừng và các món đặc sản. Ảnh: AFP.
Ngôi chợ vẫn thản nhiên bày bán thịt rắn, dơi và chuột rừng mặc cho lệnh cấm của chính phủ Indonesia do lo ngại covid-19 lây từ động vật sang người. Cách virus này truyền nhiễm đầu tiên sang người đến nay vẫn còn là bí ẩn. Ổ dịch đầu tiên được xác định là một chợ thịt rừng tại Vũ Hán vào tháng 12/2019. Ảnh. AFP.
Những điều tra ban đầu nghi ngờ người nhiễm bệnh đầu tiên sau khi ăn thịt dơi. Tuy nhiên, nguồn gốc chính xác của chủng virus covid-19 mới vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi trong cộng đồng khoa học. Có những nghiên cứu cho rằng virus được truyền sang người từ loài tê tê. Bất chấp các đồn đoán, chợ Tomohon ở Sulawesi vẫn bán buôn không mảy may e dè. Ảnh: AFP.
Một tiểu thương tại Tomohon biểu diễn lấy máu và mật rắn cho khách hàng. Ảnh: AFP.
Chính quyền địa phương nỗ lực vận động người dân và các cơ sở kinh doanh dừng sử dụng thịt dơi hoặc các loài động vật hoang dã khác để tránh nguy cơ dịch bệnh. Người dân tuy vậy vẫn bỏ ngoài tai mọi lời cảnh báo. Ảnh: AFP.
“Chúng tôi đã kêu gọi người dân không sử dụng thịt từ các loài vật nghi là vật mang mầm bệnh nguy hiểm”, ông Ruddy Lengkong, lãnh đạo phòng công thương của địa phương, chia sẻ. Ảnh: AFP.
Nhà hàng Lince Rengkuan chuyên phục vụ các món đặc sản chế biến từ đầu và cánh dơi cho biết họ vẫn tự tin với phương pháp chuẩn bị và chế biến thịt rừng của mình. Ảnh: AFP.
“Nếu bạn không nấu thịt dơi thật kỹ thì dĩ nhiên là nguy hiểm. Chúng tôi nấu rất kỹ. Đến nay số thực khách không hề giảm”, chủ cửa hàng cho biết. Ảnh: AFP.
Tại các gian hàng xập xệ trong chợ Tomohon, nhiều người vẫn nướng thịt chuột, dơi và các loại thịt rừng khác trên các bếp than kém vệ sinh. Các lo ngại về an toàn thực phẩm và nguy cơ dịch bệnh vẫn không đủ khiến những người đam mê khám phá chùn bước khi tìm đến ngôi chợ. Ảnh: AFP.
Stenly Timbuleng, một chủ sạp bán thịt dơi ở Tomohon, cho biết anh vẫn bỏ mối cho nhiều cửa hàng trong khu vực với giá 60.000 rupiah/kg (khoảng 4,40 USD ). Việc mua bán không hề chịu ảnh hưởng từ nỗi lo dịch bệnh, một phần vì đất nước vạn đảo vẫn chưa ghi nhận bất kỳ ca bệnh nào dương tính với covid-19 chủng mới. Ảnh: AFP.
“Mỗi ngày tôi bán từ 40-60 kg. Virus không ảnh hưởng gì đến doanh thu của tôi. Khách hàng cứ đến nườm nượp”, người chủ sạp 45 tuổi chia sẻ những sạp thịt rừng khác trong chợ cũng buôn bán bình thường như mình. Ảnh: AFP
TheoInternet
Các tiểu thương tại chợ Tomohon trên đảo Sulawesi nói họ thậm chí đang buôn bán thuận lợi hơn trước, bất chấp đợt bùng phát dịch viêm phổi do Covid-19 diễn ra tại nhiều nước lân cận. Du khách tò mò về ngôi chợ nổi tiếng vẫn kéo đến xem thịt rừng và các món đặc sản. Ảnh: AFP.
Ngôi chợ vẫn thản nhiên bày bán thịt rắn, dơi và chuột rừng mặc cho lệnh cấm của chính phủ Indonesia do lo ngại covid-19 lây từ động vật sang người. Cách virus này truyền nhiễm đầu tiên sang người đến nay vẫn còn là bí ẩn. Ổ dịch đầu tiên được xác định là một chợ thịt rừng tại Vũ Hán vào tháng 12/2019. Ảnh. AFP.
Những điều tra ban đầu nghi ngờ người nhiễm bệnh đầu tiên sau khi ăn thịt dơi. Tuy nhiên, nguồn gốc chính xác của chủng virus covid-19 mới vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi trong cộng đồng khoa học. Có những nghiên cứu cho rằng virus được truyền sang người từ loài tê tê. Bất chấp các đồn đoán, chợ Tomohon ở Sulawesi vẫn bán buôn không mảy may e dè. Ảnh: AFP.
Một tiểu thương tại Tomohon biểu diễn lấy máu và mật rắn cho khách hàng. Ảnh: AFP.
Chính quyền địa phương nỗ lực vận động người dân và các cơ sở kinh doanh dừng sử dụng thịt dơi hoặc các loài động vật hoang dã khác để tránh nguy cơ dịch bệnh. Người dân tuy vậy vẫn bỏ ngoài tai mọi lời cảnh báo. Ảnh: AFP.
“Chúng tôi đã kêu gọi người dân không sử dụng thịt từ các loài vật nghi là vật mang mầm bệnh nguy hiểm”, ông Ruddy Lengkong, lãnh đạo phòng công thương của địa phương, chia sẻ. Ảnh: AFP.
Nhà hàng Lince Rengkuan chuyên phục vụ các món đặc sản chế biến từ đầu và cánh dơi cho biết họ vẫn tự tin với phương pháp chuẩn bị và chế biến thịt rừng của mình. Ảnh: AFP.
“Nếu bạn không nấu thịt dơi thật kỹ thì dĩ nhiên là nguy hiểm. Chúng tôi nấu rất kỹ. Đến nay số thực khách không hề giảm”, chủ cửa hàng cho biết. Ảnh: AFP.
Tại các gian hàng xập xệ trong chợ Tomohon, nhiều người vẫn nướng thịt chuột, dơi và các loại thịt rừng khác trên các bếp than kém vệ sinh. Các lo ngại về an toàn thực phẩm và nguy cơ dịch bệnh vẫn không đủ khiến những người đam mê khám phá chùn bước khi tìm đến ngôi chợ. Ảnh: AFP.
Stenly Timbuleng, một chủ sạp bán thịt dơi ở Tomohon, cho biết anh vẫn bỏ mối cho nhiều cửa hàng trong khu vực với giá 60.000 rupiah/kg (khoảng 4,40 USD ). Việc mua bán không hề chịu ảnh hưởng từ nỗi lo dịch bệnh, một phần vì đất nước vạn đảo vẫn chưa ghi nhận bất kỳ ca bệnh nào dương tính với covid-19 chủng mới. Ảnh: AFP.
“Mỗi ngày tôi bán từ 40-60 kg. Virus không ảnh hưởng gì đến doanh thu của tôi. Khách hàng cứ đến nườm nượp”, người chủ sạp 45 tuổi chia sẻ những sạp thịt rừng khác trong chợ cũng buôn bán bình thường như mình. Ảnh: AFP
TheoInternet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét