Khách Tây nhậu cùng người Việt trong bữa tiệc bóng đá
Một du khách Canada từng có thời gian trải nghiệm văn hóa Việt Nam đã chia sẻ trên trang cá nhân kinh nghiệm nhậu cùng người Việt.
Khach Tay luu y 6 dieu khi an nhau cung nguoi
Nhậu là một thú vui bình dân phổ biến tại Việt Nam. Dù là quán vỉa hè hay trong nhà hàng sang trọng, không khí khi nhậu mới là điều quan trọng. Một nhóm người, hay thậm chí 2 người cũng có thể tham gia vào bữa nhậu thú vị. Ryan, một du khách Canada từng có thời gian dài ở Việt Nam và trải nghiệm văn hóa ở nhiều địa phương, đã ghi lại kinh nghiệm trên bàn nhậu khi ở Việt Nam. Trong đó có 7 điều các du khách nước ngoài cần lưu ý. Ảnh: casalmochilando.
1. Bia hơi nên uống lạnh/cùng đá: "Thời tiết ở Việt Nam khá nóng, việc uống bia cùng đá sẽ giúp bạn trụ lại lại lâu hơn trên bàn nhậu", Ryan đưa ra lý do vì sao nên uống bia lạnh. Du khách Canada cũng nói thêm, đá không hề làm mất đi hương vị của bia, nhưng bạn nên uống hết bia trước khi đá tan hết để tránh bị nhạt. Nhân viên phục vụ sẽ dùng kẹp để gắp đá vào cốc cho khách. Chỉ có một chiếc kẹp được sử dụng. Nhiều người nước ngoài cảm thấy kiểu gắp đá này mất vệ sinh, nhưng những du khách muốn nhậu kiểu Việt nên làm quen với điều đó. Ảnh: hanoi_life.
2. Chạm cốc trước khi uống: "Trên bàn nhậu, trước khi uống bia, mọi người phải cùng nhau nâng cốc. Khi có ý định cầm cốc để uống, bạn hãy quan sát xem mọi người trong bữa tiệc có cùng nhau nâng cốc hay không. Nhiều lần tôi phải giả vờ ngoắc ngón tay vào quai cốc và lén nhìn xem mọi người trên bàn chuẩn bị chạm cốc chưa", Ryan chia sẻ điều thú vị về văn hoá uống bia ở Việt Nam. Ảnh: mrk_bd.
3. "Một, hai, ba, dô": Tại một số nước phương Tây, khi nâng cốc mọi người sẽ cùng nhau nói "cheers". Ở Việt Nam, bữa nhậu sẽ mất vui khi không có những tiếng hô "một, hai, ba, dô". Một bạn nhậu người Việt giải thích cho Ryan, tiếng hô "dô" có nghĩa là "vào", hay còn được hiểu là "uống". Tuy nhiên, chưa có giải thích chính xác về nguồn gốc của những tiếng hô trên bàn nhậu của người Việt. Ảnh: daniel.m.ryle.
4. Thử thách "trăm phần trăm": Ryan ví một số bữa nhậu anh từng tham dự ở Việt Nam giống như những cuộc đua. Khi chạm cốc và cả hai cùng nói "trăm phần trăm" tức là bạn phải uống hết cốc bia. Ảnh: abbiejadewanders.
5. Không thể thiếu đồ nhắm: Bữa nhậu nào cũng phải có đồ nhắm. Tại các quán nhậu ở Việt Nam, đồ nhắm rất đa dạng. Ryan từng nhâm nhi cánh gà, đùi ếch, ngao, sò, hột vịt lộn khi uống bia với những người bạn Việt. "Bạn nhậu của tôi luôn sẵn lòng giới thiệu những món ăn lạ và cách thưởng thức cho tôi", vị khách Canada kể lại kỷ niệm khi ăn nhậu tại Việt Nam. Ảnh: hanoi_life.
6. Uống quá nhiều và lái xe sau khi uống đồ có cồn: Ryan cho rằng đây là thói quen xấu khi nhậu. Anh kể rằng từng bị một người bạn ép uống mặc dù không thích và không uống thêm nổi. "Tệ hơn cả là thói quen lái xe sau khi uống bia của những người bạn tôi. Tôi từng uống cả chục cốc bia với một người bạn. Cuối bữa nhậu, tôi đi bộ về nhà nhưng người bạn kia nhất định đòi đi xe máy về nhà", Ryan bày tỏ sự không hài lòng về thói xấu sau khi uống bia. Anh nói rằng sau khi nhậu say mọi người nên gọi taxi để về nhà thay vì tự điều khiển phương tiện giao thông, để tránh những rủi ro không lường trước. Ảnh: smilewithvietnam.
TheoZing.vn
Nhậu là một thú vui bình dân phổ biến tại Việt Nam. Dù là quán vỉa hè hay trong nhà hàng sang trọng, không khí khi nhậu mới là điều quan trọng. Một nhóm người, hay thậm chí 2 người cũng có thể tham gia vào bữa nhậu thú vị. Ryan, một du khách Canada từng có thời gian dài ở Việt Nam và trải nghiệm văn hóa ở nhiều địa phương, đã ghi lại kinh nghiệm trên bàn nhậu khi ở Việt Nam. Trong đó có 7 điều các du khách nước ngoài cần lưu ý. Ảnh: casalmochilando.
1. Bia hơi nên uống lạnh/cùng đá: "Thời tiết ở Việt Nam khá nóng, việc uống bia cùng đá sẽ giúp bạn trụ lại lại lâu hơn trên bàn nhậu", Ryan đưa ra lý do vì sao nên uống bia lạnh. Du khách Canada cũng nói thêm, đá không hề làm mất đi hương vị của bia, nhưng bạn nên uống hết bia trước khi đá tan hết để tránh bị nhạt. Nhân viên phục vụ sẽ dùng kẹp để gắp đá vào cốc cho khách. Chỉ có một chiếc kẹp được sử dụng. Nhiều người nước ngoài cảm thấy kiểu gắp đá này mất vệ sinh, nhưng những du khách muốn nhậu kiểu Việt nên làm quen với điều đó. Ảnh: hanoi_life.
2. Chạm cốc trước khi uống: "Trên bàn nhậu, trước khi uống bia, mọi người phải cùng nhau nâng cốc. Khi có ý định cầm cốc để uống, bạn hãy quan sát xem mọi người trong bữa tiệc có cùng nhau nâng cốc hay không. Nhiều lần tôi phải giả vờ ngoắc ngón tay vào quai cốc và lén nhìn xem mọi người trên bàn chuẩn bị chạm cốc chưa", Ryan chia sẻ điều thú vị về văn hoá uống bia ở Việt Nam. Ảnh: mrk_bd.
3. "Một, hai, ba, dô": Tại một số nước phương Tây, khi nâng cốc mọi người sẽ cùng nhau nói "cheers". Ở Việt Nam, bữa nhậu sẽ mất vui khi không có những tiếng hô "một, hai, ba, dô". Một bạn nhậu người Việt giải thích cho Ryan, tiếng hô "dô" có nghĩa là "vào", hay còn được hiểu là "uống". Tuy nhiên, chưa có giải thích chính xác về nguồn gốc của những tiếng hô trên bàn nhậu của người Việt. Ảnh: daniel.m.ryle.
4. Thử thách "trăm phần trăm": Ryan ví một số bữa nhậu anh từng tham dự ở Việt Nam giống như những cuộc đua. Khi chạm cốc và cả hai cùng nói "trăm phần trăm" tức là bạn phải uống hết cốc bia. Ảnh: abbiejadewanders.
5. Không thể thiếu đồ nhắm: Bữa nhậu nào cũng phải có đồ nhắm. Tại các quán nhậu ở Việt Nam, đồ nhắm rất đa dạng. Ryan từng nhâm nhi cánh gà, đùi ếch, ngao, sò, hột vịt lộn khi uống bia với những người bạn Việt. "Bạn nhậu của tôi luôn sẵn lòng giới thiệu những món ăn lạ và cách thưởng thức cho tôi", vị khách Canada kể lại kỷ niệm khi ăn nhậu tại Việt Nam. Ảnh: hanoi_life.
6. Uống quá nhiều và lái xe sau khi uống đồ có cồn: Ryan cho rằng đây là thói quen xấu khi nhậu. Anh kể rằng từng bị một người bạn ép uống mặc dù không thích và không uống thêm nổi. "Tệ hơn cả là thói quen lái xe sau khi uống bia của những người bạn tôi. Tôi từng uống cả chục cốc bia với một người bạn. Cuối bữa nhậu, tôi đi bộ về nhà nhưng người bạn kia nhất định đòi đi xe máy về nhà", Ryan bày tỏ sự không hài lòng về thói xấu sau khi uống bia. Anh nói rằng sau khi nhậu say mọi người nên gọi taxi để về nhà thay vì tự điều khiển phương tiện giao thông, để tránh những rủi ro không lường trước. Ảnh: smilewithvietnam.
TheoZing.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét