Riêng từ ‘to tác’ để chỉ cái gì đó lớn thì đã dùng thành ‘to tát’. Tuy nhiên, để viết đúng chính tả tiếng Việt hiện đại thì mình vẫn cứ dùng ‘to tát’.


Có câu, ‘cần cù bù thông minh’, ‘cần cù’ là từ láy hay từ ghép? ‘Cù’ có nghĩa gì không?


Cần’ là siêng năng chăm chỉ, ‘cù’ là khó nhọc, vất vả. (Ảnh qua facebook)

‘Cần cù’ là từ ghép, cả ‘cần’ và ‘cù’ đều có nghĩa. Đây là từ gốc Hán, viết là 勤劬. ‘Cần’ là siêng năng chăm chỉ, ‘cù’ là khó nhọc, vất vả.

Chữ ‘cù’ này còn xuất hiện trong từ ‘cù lao’ (劬劳) chỉ công ơn cha mẹ (thường nói chín chữ cù lao).
Truyện Kiều có câu: ‘Duyên hội ngộ, đức cù lao/Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn’. Không nên nhầm lẫn từ ‘cù lao’ này với từ ‘cù lao’ chỉ cồn đất/cát nổi lên giữa sông do phù sa bồi lắng.


Bếp núc


Núc’ là ‘đồ đắp bằng đất thường làm ra ba hòn, có thể bắc nồi nấu ăn’ và có thể hiểu núc chính là ông Táo. (Ảnh qua facebook)

– Bếp là nơi nấu ăn;

– Núc là ‘đồ đắp bằng đất thường làm ra ba hòn, có thể bắc nồi nấu ăn’, cho nên có thể hiểu núc chính là ông Táo. (theo Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam quốc âm tự vị)


‘Thêu thùa’ là từ ghép tổ hợp (hay ghép đẳng lập), trong đó cả thêu và thùa đều có nghĩa


Thùa là kết chỉ thêm, làm cho đẹp thêm. (Ảnh qua facebook)

– Thêu là dùng chỉ màu đính lên bề mặt vải làm ra hoa văn;
– Thùa là kết chỉ thêm, làm cho đẹp thêm.

Về cơ bản thì thêu và thùa giống nhau, đều là hành động thêm hoa văn trang trí trên vải vóc cho đẹp. Nhưng thùa đôi khi còn có nghĩa là hành động mạng lại chỗ vải bị rách cho đẹp.


‘Vải vóc’ là một từ ghép với chữ ‘vóc’ cũng có nghĩa


Vóc là một xấp hàng lụa vừa đủ một quần là sáu thước may. (Ảnh qua facebook)

– Vải là chỉ bông hoặc đồ dệt bằng chỉ bông;

– Vóc là một xấp hàng lụa vừa đủ một quần là sáu thước may.
Ngày nay thì vải không nhất thiết là dệt bằng chỉ bông mà có thể dệt bằng nhiều chất liệu khác. Còn vóc thì ít khi thấy dùng một mình nữa, người ta thường lầm tưởng ‘vải vóc’ là từ láy.

Vũ Tuấn (sưu tầm)
Nguồn: tinhhoa.net