Phát hiện 'bóng ma nhảy múa' quanh quẩn gần 2 hố đen
Các nhà khoa học từ Đại học Western Sydney phát hiện hiện tượng vũ trụ trông giống như hai "bóng ma nhảy múa" trong không gian sâu thẳm.
Đây là kết quả thu được sau cuộc tìm kiếm bầu trời sâu đầu tiên sử dụng kính viễn vọng vô tuyến ASKAP. Cấu trúc này được đặt tên là PKS 2130-538, cách Trái đất khoảng 1 tỷ năm ánh sáng.
"Lần đầu tiên nhìn thấy 'bóng ma nhảy múa', chúng tôi không biết chúng là gì", Giáo sư Ray Norris của Đại học Western Sydney - tác giả chính của dự án nghiên cứu cho biết.
Hai "bóng ma nhảy múa" với hình thù kỳ dị.
Sau nhiều tuần phân tích, Norris và các cộng sự nhận ra PKS 2130-538 được tạo từ các đám mây electron do hai "thiên hà vô tuyến" phun ra ở mỗi đầu của chúng.
"Nhưng điều khiến các nhà khoa học bối rối là những cấu trúc này rất phức tạp và cực kỳ méo mó", Tiến sĩ Kai Noeske, nhân viên truyền thông của Cơ quan vũ trụ châu Âu cho hay.
Các thiên hà vô tuyến thường xoay quanh hố đen khổng lồ ở trung tâm, kích thước gấp hàng tỷ lần mặt trời.
Khi các vật chất bị hút vào hố đen, các hạt mang điện được tăng tốc tới tốc độ đáng kinh ngạc. Từ trường đẩy một phần của vật chất ra ngoài khi "tia phản lực" phóng ra từ các cực của lỗ đen ở tốc độ cao.
Thông thường, các tia phản lực này sẽ phun theo hướng thẳng.
Không có không khí trong không gian, nhưng khí thổi ra từ các thiên hà có thể di chuyển quanh vũ trụ với tốc độ chóng mặt hàng trăm km/s. Khi các tia phản lực va vào luồng khí giữa các thiên hà này, chúng có thể bị uốn cong.
"Nhưng những bóng ma nhảy múa hoàn toàn là một mớ hỗn độn. Chúng bị bóp méo rất nhiều", Noeske cho biết.
Diệu Hoa
https://hit.vn/phat-hien-bong-
Trả lờiTrả lời tất cảChuyển tiếp |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét