Quá lười để phải sợ : Con lười bị trăn Anaconda săn mồi
Trong chúng ta, chắc hẳn ai cũng thấm nhuần những tư tưởng như "lao động là vinh quang" hay "trên đường thành công không có bước chân của kẻ lười biếng", đại ý để khuyên nhủ con người ta muốn đạt được thành tựu gì đó cần phải cần cù, siêng năng. Trên con đường thẳng tắp của đại lộ vinh quang sẽ không bao giờ có sự hiện diện của những kẻ không bỏ công, bỏ sức, nỗ lực trong công việc.
Tuy nhiên, trong thời đại mới, đan xen những luồng thông tin, tri thức, văn hóa mới, lạ, những thành kiến về sự lười biếng có vẻ như đã phần nào đã bớt gay gắt hơn so với trước đây.
Câu nói nổi tiếng, bênh vực những người lười biếng của tỷ phú Bill Gates, người đã từng giàu nhất thế giới: "Tôi luôn chọn những người lười biếng cho những công việc khó khăn. Bởi vì họ luôn biết cách tìm ra những con đường dễ dàng nhất để thực hiện", cũng là một góc nhìn giúp chúng ta cân nhắc một điều, có lẽ nào cuộc sống lười biếng không tẻ nhạt như đã biết?
Loài vật, cái tên cũng đủ nói lên một điều khó mà có thể chăm chỉ được, chúa tể của sự biếng nhác, đó chính là con lười.
Lười có tên khoa học là Folivora, sinh sống chủ yếu ở khu vực rừng nhiệt đới Nam Mỹ. Đặc điểm nhận dạng của loài này, dĩ nhiên nằm ở tốc độ giải quyết, sinh hoạt của nó. Theo các nhà sinh vật học, lười là loài động vật có vú có tốc độ và tập tính sinh hoạt chậm nhất hành tinh.
Nhưng đấy là khi so sánh với các loài động vật khác, còn đối với loài lười, nó cũng chẳng thèm quan tâm. Việc của chúng tôi là tận hưởng cuộc sống theo cách của chúng tôi.
Luôn vui tươi trong mọi hoàn cảnh. |
Chính vì thế, không bao giờ chúng ta có thể bắt gặp được khuôn mặt của một con lười bất kỳ bộc lộ trạng thái cảm xúc buồn rầu. Luôn luôn, mọi lúc, mọi nơi, dù trời có nắng, có mưa, có đau ốm hay bệnh tật, biểu cảm duy nhất trên khuôn mặt của một con lười là sự bình thản, đi kèm một nụ cười vừa đủ (chắc tại mỉm cười rộng quá cũng mệt), thể hiện sự tận hưởng, yêu đời tuyệt đối.
Cuộc sống của loài lười, cơ bản là dành toàn bộ thời gian cho 3 việc lớn, hệ trọng trong đời đó là ăn, ngủ, nghỉ ngơi trên tán lá, cứ thế lặp đi lặp lại.
Hầu hết những động vật ăn cỏ sẽ bổ sung thêm nguồn năng lượng khác bằng những thức ăn bổ dưỡng, nhiều khoáng chất như hạt, trái cây... Riêng loài lười, vì lười quá nên nó chỉ cần ăn lá cây là đủ. Và với món ăn "sương sương" này, cơ thể của lười cũng mất thời gian khoảng 30 ngày mới có thể tiêu hóa hết.
Mở màn đoạn clip là là hình ảnh một con trăn Anaconda có kích thước cực lớn đang đi chuyển trên mặt đất. Đây là loài trăn khổng lồ sinh sống ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Chúng có kích thước trung bình dài khoảng 10 m, nặng đến cả tấn và cực kỳ nguy hiểm.
Mặc dù không phải là loài có nọc độc nhưng thay vào đó, trăn Anaconda có cách săn mồi tàn bạo hơn rất nhiều. Đó là tấn công bất ngờ bằng tốc độ cực nhanh, sau đó lấy thân mình cuốn mồi vào và siết chặt khiến xương cốt của chúng bị vỡ vụn rồi từ từ nuốt chửng.
Đối điện với một kẻ săn mồi đáng sợ như vậy, hầu hết các loài động vật đều cố gắng để chọn phương án tránh, né càng xa càng tốt, tuy nhiên nhân vật chính của chúng ta thì lại không nghĩ vậy.
Bao nhiêu ngày tháng bám trụ trên cây rồi, nhân một ngày đẹp trời con lười vi hành xuống mặt đất, thì dù bầu trời có sập xuống nó vẫn sẽ làm theo kế hoạch đã định trước.
Nghĩ sao làm vậy, con lười cứ chậm rãi, từng bước một đi theo lộ trình đã vạch trước. Gặp phải chướng ngại vật là con trăn Anaconda ư, kệ, ta cứ đi đường của ta, kẻ nào ngáng chân thì ta bước trèo qua nó để đi tiếp.
Cuộc sống vốn dĩ vận hành theo cách đơn giản, đừng để những suy nghĩ viển vông khiến nó thêm phức tạp.
Con trăn gặp phải một đối thủ quá "lầy lội" như thế này cũng ngẩn ngơ, không biết phải đối phó ra làm sao.
Ghét nhất là bị chặn đường... |
Điều này khiến con lười có vẻ hơi bực mình. Do đó nó đành phải "bất lịch sự" dùng tay gạt đầu con trăn ra chỗ khác để tiếp bước con đường đã chọn.
Clip kết thúc trong hòa bình, nhưng có lẽ con trăn cũng đã học được một bài học về việc đừng nên chặn đường những con lười, để rồi phải mang tiếng là bất lịch sự, ngáng bước chân kẻ khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét