Giỗ Tổ 10/3 là giỗ vị vua nào? Sự thật có bao nhiêu đời vua Hùng?

2:27:00 CH

 SỰ THẬT VỀ TRUYỀN THUYẾT 18 ĐỜI VUA HÙNG

***********

Nguồn: Tintucvietnam.vn
NGÀY 10 THÁNG 3 âm lịch hằng năm là ngày giỗ tổ Hùng vương hay còn gọi là Lễ hội đền Hùng. Đây là một lễ hội truyền thống của dân tộc Kinh tưởng nhớ đến công ơn dựng nước của các vua Hùng được tổ chức tại Đền Hùng thuộc Phong Châu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Truyền thuyết kể rằng:
Kinh Dương Vương sinh được một người con trai là Lạc Long Quân, về sau Lạc Long Quân lấy vợ là Âu Cơ sinh được một bọc 100 trứng nở ra 100 người con trai.Khi những người con đã trưởng thành thì Lạc Long Quân bàn với vợ để mình mang 50 người con xuống vùng biển lập nghiệp, còn 50 người con ở lại với Âu Cơ cai quản vùng rừng núi. Người con trưởng ở lại Phong Châu được tôn là vua lập nên nhà nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương và truyền ngôi được 18 đời đều lấy hiệu là Hùng Vương.
Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương (2879 Tr.cn) cho đến hết thời Hùng Vương (năm 258 Tr.cn) kéo dài 2.622 năm. Nhà nước Văn Lang tồn tại đến năm 258 Tr.cn thì bị Thục Phán (tức An Dương Vương) thôn tính lập nên nhà nước Âu Lạc đóng đô ở Cổ Loa.
Theo Liam C. Kelley trong các nghiên cứu văn hóa đồng bằng sông Hồng của ông, thì các vua Hùng là không có thật. Thay vào đó, họ được giới trí thức tinh hoa Hán hóa ở Đồng bằng sông Hồng kiến tạo ở thời trung đại, sau đó khớp nối như một bản sắc riêng vào các khái niệm thuộc di sản văn hóa của người Trung Hoa. Họ đã dựa vào những văn bản xưa cổ để lấy chất liệu và cảm hứng nhằm kiến tạo một lịch sử cũng như một bản sắc bản địa cho bản thân mình, do đó đã đóng góp cho việc sáng tạo ra một bản sắc địa phương. Truyền thuyết về vua Hùng vốn được bắt đầu bởi giới tinh hoa Hán hóa thời trung đại được người Việt Nam ngày nay dựa vào để phát triển trong suốt nửa thế kỉ qua. Dưới sự chi phối của chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam, những truyền thống được kiến tạo của giới tinh hoa thời trung đại này giờ đây đã trở thành những chân lí không thể thay đổi.
Nếu xét theo thời gian trị vì kéo dài hơn 2000 năm mà chỉ có 18 đời vua thì đây là những con số rất khó thuyết phục; mặc dù ghi chép như vậy để “nêu rõ quốc thống” nhưng các sử gia đều tỏ ý nghi ngờ điều này.
Nhà sử học Ngô Thì Sĩ viết: “Người ta không phải là vàng đá, sao lại sống lâu được như thế? Điều ấy càng không thể hiểu được” (Việt sử tiêu án).
Còn trong cuốn Việt Nam sử lược, nhà sử học Trần Trọng Kim cũng viết: “…Cứ tính hơn bù kém, mỗi ông vua trị vì được non 150 năm. Dẫu là người đời thượng cổ nữa thì cũng khó lòng mà có nhiều người sống lâu được như vậy”.
Xung quanh vấn đề này, hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến cho rằng với người Việt số 9 là con số thiêng nên các bội số của nó như số 18 cũng thiêng tương tự như vậy, do đó con số 18 đời Hùng Vương chỉ là con số biểu trưng, ước lệ mà thôi.

Giỗ Tổ 10/3 là giỗ vị vua nào? Sự thật có bao nhiêu đời vua Hùng?

Hùng Vương, là cách gọi các vị vua nước Văn Lang của người Lạc Việt. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương, hay Lễ hội Đền Hùng, là ngày hội truyền thống của dân tộc tưởng nhớ công lao dựng nước của các vị vua Hùng.


1. Theo truyền thuyết, vị vua đầu tiên của nước ta là ai?

Câu trả lời đúng là đáp án A: Vị vua đầu tiên cai quản nước ta là Kinh Dương Vương, tên húy là Lục Tộc, vua nước Xích Quỷ, cai quản vào khoảng năm 2879 TCN. Trong "Thế thứ các triều vua Việt Nam" thì 18 vị vua Hùng được liệt kê trong danh sách bên dưới. Tuy nhiên, ngay sau danh sách, tác giả cũng đưa ra nhận xét thuộc một trong hai quan điểm đang được các nhà sử học tạm chấp nhận: 18 vị vua Hùng không phải là 18 người cụ thể, mà là 18 chi (nhánh/ngành), mỗi chi này có nhiều vị vua thay phiên nhau trị vì và dùng chung vương hiệu: Kinh Dương Vương; Hùng Hiền vương, còn được gọi là Lạc Long Quân. Húy là Sùng Lãm; Hùng Lân vương; Hùng Diệp vương; Hùng Hi vương; Hùng Huy vương; Hùng Chiêu vương; Hùng Vĩ vương; Hùng Định vương; Hùng Hi vương (nhưng chữ "hi" trong tên gọi này và tên gọi ở trên khác nhau về tự dạng và ý nghĩa); Hùng Trinh vương; Hùng Vũ vương; Hùng Việt vương; Hùng Anh vương; Hùng Triêu vương; Hùng Tạo vương; Hùng Nghị vương; Hùng Duệ vương. Nếu xét theo thời gian trị vì kéo dài hơn 2000 năm mà chỉ có 18 đời vua thì đây là những con số rất khó thuyết phục. Nhà sử học Ngô Thì Sĩ viết: "Người ta không phải là vàng đá, sao lại sống lâu được như thế? Điều ấy càng không thể hiểu được" (Việt sử tiêu án). Con số 18 không phải là 18 đời vua Hùng mà là 18 ngành, mỗi ngành gồm nhiều đời vua mang chung vương hiệu, khi hết một nhành mới đặt vương hiệu mới. Bên cạnh đó thời gian trị vì cũng như tuổi thọ của một vị vua có thể hiểu là tuổi của nhiều đời vua và số năm trị vì của nhiều đời vua thuộc một ngành cộng lại vì thế thời gian trị vì hơn 2.622 năm của các vua Hùng không có gì là hoang đường cả.

2. Sau này, Kinh Dương Vương truyền ngôi lại cho ai?

Câu trả lời đúng là đáp án A: Sau này, Kinh Dương Vương truyền ngôi lại cho con trai là Lạc Long Quân, còn bản thân ông đi đâu không ai rõ.

3. Theo truyền thuyết, Hùng Vương là con của ai?

Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo Đại Việt sử ký toàn thư: Đế Minh sinh ra Lộc Tục (Kinh Dương Vương), Lộc Tục sinh ra Sùng Lãm (Lạc Long Quân), Lạc Long Quân lấy Âu Cơ và sinh ra Hùng Vương.

Câu trả lời đúng là đáp án A: Lễ phẩm cúng Giỗ tổ Hùng Vương gồm có: Bánh dày 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng) - Bánh chưng 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng) - Hương hoa, nước, trầu, cau, rượu và ngũ quả. Bánh dày hình tròn, tượng trưng cho Trời, thường không có nhân. Bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho Đất, bên trong có nhân mặn.

5. Theo sử cũ chép, cương giới của nước Văn Lang thời vua Hùng rộng lớn đến đâu?

Câu trả lời đúng là đáp án D: Theo Đại Việt sử ký toàn thư, lãnh thổ nước Văn Lang phía Đông giáp biển Nam Hải, Tây đến Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn (Quảng Nam ngày nay).

6. Ngày 10/3 Âm lịch hàng năm chính thức trở thành ngày giỗ Quốc tổ từ thời nào?

Các triều đại trước đã có quy định, tuy nhiên phải đến năm 1917, triều Nguyễn mới chính thức quy định lấy ngày 10/3 Âm lịch hàng năm làm ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương.

7. Vua Hùng Vương chia đất nước thành?

Sử cũ viết, Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ. Con của Lạc Long Quân là Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang, chia nước ra làm 15 bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức; đóng đô ở bộ Văn Lang, Phong Châu. Về bờ cõi, nước đông giáp biển Đông, tây đến Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc), bắc đến hồ Động Đình (Hồ Nam, Trung quốc), nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành. Hùng Vương sai các em trai phân trị, đặt em thứ làm Tướng võ, Tướng văn. Tướng văn gọi là Lạc Hầu, Tướng võ là Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mị Nương, quan Hữu ty gọi là Bố chính, thần bộc nô lệ gọi là nô tỳ, xưng thần là khôi, đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo, thay đời truyền nhau cho đến hiệu là Hùng Vương không đổi. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương (2879 TCN) cho đến hết thời Hùng Vương (năm 258 TCN) kéo dài 2.622 năm. Nhà nước Văn Lang tồn tại đến năm 258 TCN thì bị Thục Phán (tức An Dương Vương) thôn tính.

TheoTienphong

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.