Sinh ra con nhưng vẫn không phải bố đẻ của con
Sinh ra con nhưng khi xét nghiệm ADN thì tá hỏa phát hiện mình chỉ là bác ruột của con mà thôi. Chuyện gì đang xảy ra thế này? Không lẽ người vợ đã cho anh chồng mọc sừng?
Thực tế, hiện tượng một người dù sinh con ra nhưng không phải là cha đẻ của đứa trẻ có xảy ra và cực kỳ hiếm gặp, được gọi là hiện tượng Chimerism - hay gene Chimera.
Câu chuyện về một gia đình vô sinh và vụ kiện hy hữu tại Washington.
Tháng 6/2014, một cặp vợ chồng tại Washington đã nhờ cậy đến công nghệ để chữa trị bệnh vô sinh, và sau đó 1 đứa trẻ ra đời.
Nhưng trong một lần xét nghiệm máu, kết quả khiến cặp vợ chồng vô cùng kinh ngạc, đứa trẻ không phải là con của người chồng. Kết quả xét nghiệm ADN cũng cho thấy 2 người chỉ chia sẻ 10% mã di truyền.
Cặp song sinh nhưng hòa vào làm 1. (Ảnh minh họa).
Gia đình này quyết định kiện bệnh viện vì cho rằng họ đã có sự nhầm lẫn khi lấy mẫu tinh trùng. Nhưng sau khi kiểm tra, bệnh viện khẳng định không có bất kỳ sai sót nào, tại thời điểm đó, anh ta là người da trắng duy nhất gửi mẫu tinh trùng tới bệnh viện và đứa trẻ có màu da trắng.
Vợ chồng này đã nhờ tới giáo sư di truyền học Barry Starr từ ĐH Stanford. Sau khi thực hiện xét nghiệm di truyền trực hệ, kết luận của Starr khiến mọi người đều bất ngờ: người đàn ông với đứa trẻ có quan hệ... bác cháu.
Starr cho biết, nếu là cha con, sẽ có 50% ADN liên quan đến nhau, khi chỉ có 25% thì đó là mối quan hệ bác cháu. Trong trường hợp này, sự tương quan giữa cả 2 là 25%.
Chimerism - hiện tượng loạn gene trong một cơ thể.
Trường hợp như trên là một hiện tượng cực kỳ hiếm xảy ra và được khoa học xác định với cái tên "Chimera", để chỉ những bộ gene tập hợp từ nhiều cá thể.
Gene Chimera xuất hiện trong quá trình thụ thai đôi, khi đó hai phôi thai sẽ có cấu trúc di truyền khác nhau. Nhưng vì một nguyên nhân nào đó hai phôi thai lại kết hợp thành một trong thời kỳ đầu, hoặc một phôi bào thoái hóa nên bị phôi còn lại hấp thụ.
Nhưng không phải toàn bộ cấu trúc di truyền ấy sẽ được đồng hóa, một số tế bào sẽ lẩn khuất bên trong bào thai còn sót lại mà không bị đào thải. Do vậy, đứa trẻ được sinh ra sẽ có 2 cấu trúc di truyền, 1 của phôi thai sống sót, 1 của phôi thai song sinh.
Trường hợp của người chồng trên là bằng chứng rõ nhất về hiện tượng loạn gene trong một cơ thể. Người chồng mang cấu trúc gene của chính mình và người em song sinh của anh ta nữa. Và vì mẫu ADN trong tinh trùng của anh ta có đến 90% ADN của người anh song sinh nên đã khiến mọi chuyện trở nên phức tạp.
Ảnh minh họa.
Giáo sư Starr còn đưa ra nhận xét, có vẻ như không chỉ mẫu tinh trùng của người chồng bị trộn lẫn với người anh trai mà đến tế bào da cũng bị đồng bộ, bằng chứng là làn da của anh ra có những đường nét không đồng bộ, chỗ đậm chỗ nhạt. Các tế bào và cơ quan khác nhiều khả năng cũng đã bị trộn lẫn.
Tương tự như vậy, hiện tượng Chimera cũng xảy ra với phụ nữ và gây ra trường hợp mẹ sinh ra con nhưng không phải là mẹ ruột. Lydia Fairchild là một trường hợp như vậy, cô bị từng bị tước quyền nuôi con vì kết quả ADN không trùng khớp. Mãi sau khi Fairchild được xác định là một Chimera thì mọi chuyện mới sáng tỏ.
Lydia Fairchild - một trường hợp rất nổi tiếng về gene Chimera.
Theo tiến sĩ Dieter Egli từ ĐH Columbia, Chimerism không chỉ xuất hiện trong các trường hợp thụ thai đôi mà còn xảy ra với các trường hợp cấy ghép nội tạng, và trong các thí nghiệm tế bào gốc mà chính bản thân ông đang thực hiện. Ông cho biết, hiện nay con người đang bắt đầu sử dụng công nghệ cấy ghép tế bào trong điều trị do vậy chúng ta cần tìm hiểu xem hiện tượng Chimerism có ảnh hưởng đến con người, về cách họ cảm nhận danh tính của bản thân.
Chimera cũng từng được ghi nhận xảy ra trên động vật. Nổi tiếng nhất là cô mèo Quimera đến từ Argentina, với khuôn mặt chia làm 2 nửa, mỗi bên có một màu lông và mắt khác nhau.
https://quantrimang.com/sinh-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét