Toàn cảnh khủng hoảng lũ lụt Trung Quốc 2020

2:26:00 CH
Bản đồ cho thấy số lượng người phải sơ tán do mưa lũ ở từng đô thị dọc sông Dương Tử, trong đó chấm tròn màu xanh từ 0,09 đến 2 triệu người phải sơ tán. Chấm tròn màu xanh viền nâu là hơn 2 triệu người. Ảnh: SCMP.
Những trận mưa lớn đang khiến sông Dương Tử ở Trung Quốc đối mặt với nguy cơ lặp lại đại hồng thủy tàn khốc năm 1998 từng khiến 4.000 người thiệt mạng và 14 triệu người mất nhà cửa. 

Thảm họa thiên nhiên mới nhất ở Trung Quốc xuất hiện trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và cuộc chiến thương mại đang leo thang với Mỹ.
Sông Dương Tử là con sông dài nhất Châu Á đồng thời là tuyến đường thủy quan trọng nhất của Trung Quốc với khoảng 175 thành phố gần bờ sông.
Là nơi đóng trụ sở của một số công ty đa quốc gia, lưu vực sông Dương Tử trù phú tạo ra gần một nửa GDP của Trung Quốc. 

Ảnh: SCMP.
Sông Dương Tử (Yangtze River) và vùng lưu vực sông (Yangtze River basin). Ảnh: SCMP.

Vùng lũ có nguy cơ cao
Vùng trung lưu và hạ lưu sông Dương Tử dễ bị ngập lụt, nước lũ tràn bờ vào mỗi mùa hè. Ngược lại, lưu vực sông ở thượng nguồn chảy qua vùng núi, độ dốc cao của lòng sông khiến vùng này ít bị lũ lụt hơn. 
Lũ lớn đủ để tràn bờ đê bao từng là nguyên nhân của nhiều thảm họa tự nhiên trước đây. Không kể tới các nạn đói và đại dịch, lũ lụt miền trung Trung Quốc năm 1931 thường được coi là thảm họa tự nhiên nguy hiểm nhất trong thế kỷ 20. Hơn 140.000 người chết vì nước lũ với ít nhất 3,7 triệu người chết trong suốt 9 tháng sau đó. 

Ảnh: SCMP.
Thượng nguồn sông Dương Tử (upper reaches) trải dài 4.500km từ đầu nguồn tới đập Tam Hiệp, trung lưu (middle reaches) trải dài 950km và hạ lưu (lower reaches) trải dài 930km. Ảnh: SCMP.

Cho tới khi dự án đập Tam Hiệp hoàn thành năm 2009, các tỉnh thành dọc sông Dương Tử chủ yếu dựa vào các đê bao, hồ chứa và vùng chứa nước lũ để kiểm soát lũ lụt.
Chưa đầy 20 năm sau khi đập Tam Hiệp hoàn thành, Trung Quốc đang trải qua trận lụt tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, đặt ra những nghi ngại về tính hiệu quả của đập Tam Hiệp cũng như liệu công trình khổng lồ này có bị đe dọa sau nhiều đợt lũ lớn kể từ tháng 6. 

Ảnh: SCMP.
Sơ đồ dự án đập Tam Hiệp. Khu vực hồ chứa trải dài 660km từ đập Tam Hiệp tới Trùng Khánh có sức chứa 39,3 tỉ mét khối nước. Đập Tam Hiệp dài 2,34km, cao 185m so với mực nước biển. Hồ chứa đập Tam Hiệp có thể chứa mực nước tối đa là 175m so với mực nước biển. Ảnh: SCMP.


Hôm 2.7, sông Dương Tử trải qua đỉnh lũ đầu tiên trong năm. Ủy ban Thủy lợi Trường Giang ghi nhận mực nước lên tới 146,97m, với dòng chảy cực đại lên tới 53.000 mét khối mỗi giây, tỉ lệ tương tự như đại hồng thủy năm 1998. 
Lũ lụt năm 2020
Mưa lớn và lũ lụt nghiêm trọng đã tàn phá Trung Quốc kể từ đầu tháng 6, theo Cơ quan Khí tượng Trung Quốc. Trung Quốc đã ghi nhận lượng mưa lớn tăng 20% kể từ năm 1961. Hiện tại, mực nước của 433 con sông nằm trên mức kiểm soát lũ, với 33 con sông trong số này đạt mức nước cao kỷ lục. 
Mưa lớn cũng tác động tới 27 trong số 31 tỉnh của Trung Quốc, khiến 37 triệu người bị ảnh hưởng, 141 người chết hoặc mất tích 27, Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc thông tin ngày 27.7. Thiệt hại kinh tế do lũ lụt ước tính cho tới nay là 86 tỉ nhân dân tệ (12,3 tỉ USD). 
Hồ Bà Dương đạt mực nước cao kỷ lục
Hồ Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc nằm ở phía đông tỉnh Giang Tây, ghi nhận mực nước dâng cao tới 22,6m hôm 13.7 - mức cao kỷ lục được ghi nhận tại đây - vượt kỷ lục 22,52m năm 1998.
Ảnh vệ tinh của NASA cho thấy mực nước hồ vào thời điểm khô cạn nhất và thời điểm dâng cao nhất. Hồ Bà Dương thường cạn nước đáng kể vào mùa đông. 

Mực nước hồ Bà Dương thời điểm cạn nhất và thời điểm dâng cao nhất. Nguồn: SCMP.
Mực nước hồ Bà Dương thời điểm cạn nhất và thời điểm dâng cao nhất. Nguồn: SCMP.

Mưa mận - "thủ phạm" gây mưa lũ kinh hoàng
Nhà dự báo trưởng tại Trung tâm Khí hậu Quốc gia (NCC) Trung Quốc, cho rằng, lượng mưa lớn trong năm nay  do mùa mưa Đông Á, hay còn gọi là dải mây frông Mai Vũ (hay còn gọi là mưa mận) như thường được gọi ở Trung Quốc.
Hệ thống thời tiết này bắt đầu sớm hơn một tuần so với các năm trước với cường độ cao hơn bình thường.
Mưa mận thường bắt đầu vào tháng 6 và có thể kéo dài đến tháng 8, là kết quả của frông thời tiết hình thành khi không khí ẩm từ Thái Bình Dương gặp khối không khí lạnh hơn ở lục địa.
THANH HÀ(TheoLaodong.vn)

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.