Nhà virus học đào thoát đến Mỹ, phơi bày Bắc Kinh giấu dịch
Nhà virus học đào thoát đến Mỹ, . . phơi bày Bắc Kinh giấu dịch
Trái:
Tiến sĩ Li Meng Yan (ảnh thumbnail Youtube/Fox News), Phải: Chủ tịch Tập Cận
Bình (ảnh: Chính phủ Nga).
Trong buổi phỏng vấn độc quyền với Fox News, một nhà virus học người
Hồng Kông đang tị nạn ở Mỹ tuyên bố rằng Bắc Kinh đã biết về sự tồn tại của
nCoV từ lâu trước khi công bố dịch. Nhà virus học này cũng cho biết, cấp trên
của cô – người đứng đầu một phòng thí nghiệm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) –
đã phớt lờ nghiên cứu của cô, dù nó lẽ ra đã có thể cứu nhiều sinh mạng. Vài giờ trước khi lên chuyến bay tới Mỹ của
hãng hàng không Cathay Pacific hôm 28/4, nữ tiến sĩ virus học và miễn dịch học
Li-Meng Yan của Trường Y tế Công Đại học Hồng Kông, mới lên kế hoạch đào thoát,
chuẩn bị hành lý, thận trọng vượt qua hệ thống kiểm duyệt và camera trong khuôn
viên trường Cô đã chuẩn bị sẵn hộ chiếu
và ví, đành lòng rời xa tất cả những người thân yêu của mình tại Hồng Kông. Nếu
bị bắt, cô biết mình có thể sẽ bị tống vào tù – hoặc tệ hơn nữa là bị “biến
mất”. Cô nói rằng cấp trên của cô, một trong những chuyên gia hàng đầu trong
lĩnh vực này, đã phớt lờ nghiên cứu mà cô đang thực hiện Với vai trò là một phòng thí nghiệm được WHO
chỉ định nghiên cứu về virus cúm và đại dịch, cơ quan của cô lẽ ra đã phải nói
cho thế giới về sự thật, đặc biệt là khi virus corona bắt đầu lây lan vào những
ngày đầu của năm 2020. Cô Yan cho biết chính quyền Trung Quốc đang cố gắng hủy
hoại danh tiếng của cô. Cô nói rằng họ đang thực hiện một cuộc công kích qua
các mạng xã hội để bịt miệng cô. Các nhân viên của chính quyền tạo một tài
khoản Facebook giả mạo cô, tung một loạt tin đồn nói rằng cô bị bắt cóc sang
Mỹ, rằng cô đang lừa dối mọi người, rằng thần kinh cô không ổn định. Cô cũng bị
tấn công trên mạng xã hội Twitter. Yan cho biết, tất cả những việc đó là nhằm
khiến cô bị mất uy tín và phải im lặng
Tiến sĩ Yan tin rằng
cô đang gặp nguy hiểm. Cô lo sợ mình sẽ không thể trở về nhà, cũng như không
bao giờ có thể gặp lại bạn bè hay người thân của mình. Tuy nhiên, đối với cô,
những rủi ro này là xứng đáng. “Lý do tôi đến Mỹ là vì tôi muốn nói ra sự thật
về dịch Covid”, cô Yan nói với đài Fox News từ một địa điểm bí mật Cô cho biết
nếu cô cố gắng lên tiếng ở Hồng Kông, cô “sẽ biến mất và bị sát hại”.
.
Những tiết lộ của cô
Yang cho thấy việc che giấu dịch bệnh Covid-19 là quyết định của cấp chính
quyền cao nhất, và Chủ tịch Tập Cận Bình cũng như Đảng Cộng sản Trung Quốc đã
thật sự kiểm duyệt và nhào nặn thông tin về virus nCoV. Yan nói thêm rằng cô là
một trong những nhà khoa học đầu tiên trên thế giới nghiên cứu về Covid-19, bắt
đầu từ cuối năm 2019, khi cấp trên của cô yêu cầu cô bí mật điều tra một ổ dịch
giống SARS xuất hiện ở Vũ Hán. Cấp trên của cô là tiến sĩ Leo Poon thuộc một
phòng thí nghiệm ở Đại học Hồng Kông, cũng là một phòng thí nghiệm điều trị cúm
được chỉ định bởi WHO.
“Chính phủ Trung Quốc
từ chối cho phép chuyên gia nước ngoài, bao gồm cả những chuyên gia ở Hồng
Kông, đến Trung Quốc nghiên cứu”, cô nói. “Vì vậy, tôi đã hỏi bạn bè tôi ở đại
lục để có thêm thông tin”.
Yan có mạng lưới liên
lạc ở khắp các cơ sở y tế khác nhau ở Trung Quốc đại lục, nơi cô trưởng thành
và hoàn thành nhiều nghiên cứu ở đây. Cô cho biết đó chính là lý do cô được
giao nghiên cứu này, đặc biệt vào thời điểm cô hiểu rằng nhóm của cô không thể
nắm được toàn bộ sự thật từ phía chính phủ.
Một người bạn của cô,
một nhà khoa học từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc
(CCDC), đã cập nhật thông tin trực tiếp về các ca bệnh và hôm 31/12 đã cho Yan
biết về khả năng lây truyền từ người sang người của nCoV, từ lâu trước khi
Trung Quốc hay WHO thừa nhận điều này. Cô Yan đã báo cáo một số phát hiện ban
đầu của mình cho cấp trên. “Ông ấy chỉ gật đầu,” cô Yan nhớ lại, và bảo cô tiếp
tục làm việc. Vài ngày sau, vào hôm 9/1/2020, WHO đã đưa ra một tuyên bố:
“Theo giới chức Trung
Quốc, loại virus nghi vấn này có thể gây bệnh nặng ở một số bệnh nhân và
không lây từ người sang người”.
Yan cho biết cô và các
đồng nghiệp trên khắp Trung Quốc đã thảo luận về loại virus đặc biệt này, nhưng
cô sớm nhận ra sự thay đổi rõ rệt trong thái độ của họ.
Các bác sĩ và nhà
nghiên cứu, những người trước đó từng thảo luận công khai về virus đột ngột trở
nên “câm như hến”. Những người từ tâm dịch Vũ Hán đã trở nên im lặng. Những
người khác thì được cảnh báo không nên hỏi chi tiết. Các bác sĩ khi đó đã
lan truyền nhau rằng: “Chúng ta không thể nói về nó, nhưng chúng ta cần phải
đeo khẩu trang”, cô Yan kể lại.
Sau đó, số ca bệnh lây
từ người sang người bắt đầu tăng theo cấp số nhân, theo các nguồn tin Yan có
được và cô bắt đầu tìm hiểu sâu hơn để có câu trả lời. “Có rất nhiều, rất nhiều
bệnh nhân không được điều trị và chẩn đoán kịp thời”, cô Yan nói. “Các bác sĩ
tại bệnh viện rất sợ, nhưng họ không thể đề cập đến nó. Các nhân viên của CDC
đã cảm thấy rất sợ hãi”. Cô cho biết cô đã báo cáo những khám phá của mình cho
cấp trên một lần nữa vào ngày 16/1, nhưng ông ấy chỉ cảnh báo cô rằng: “Hãy giữ
mồm giữ miệng và phải thật cẩn thận”. “Giống như ông ấy từng cảnh báo tôi trước
đây, ‘Đừng chạm vào lằn ranh đỏ’”, Yan nói, ám chỉ chính phủ Bắc Kinh. “Chúng
ta sẽ gặp rắc rối và chúng ta sẽ bị biến mất”. Cô cũng cho biết rằng giám đốc
một phòng thí nghiệm có liên kết với WHO, Giáo sư Malik Peiris, biết về việc
này nhưng đã không làm bất cứ điều gì. GS Peiris cũng không trả lời yêu cầu
bình luận của Fox News. Trang web của WHO liệt kê GS Peiris là “cố vấn” trong
Ủy ban Khẩn cấp WHO về Bệnh Viêm phổi do virus corona chủng mới
2019-nCoV.
Cô Yan rất thất vọng,
nhưng không ngạc nhiên.
“Tôi biết điều này sẽ
xảy ra bởi vì tôi hiểu được sự mục ruỗng của những tổ chức quốc tế như WHO, cho
đến chính phủ Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc”, cô nói. “Về cơ bản … tôi
chấp nhận điều đó, nhưng tôi không muốn thông tin sai lệch này này lan ra thế
giới”.
Tuy nhiên, WHO và
Trung Quốc đã kịch liệt phủ nhận cáo buộc về việc che giấu virus corona.
WHO cũng đã phủ nhận
rằng cô Yan, TS Poon hoặc GS Peiris từng làm việc trực tiếp cho tổ chức này.
“Giáo sư Malik Peiris
là một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, từng tham gia các dự án của WHO và là
thành viên của nhóm chuyên gia”, phát ngôn viên WHO Margaret Ann Harris tuyên
bố trong một email. “Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc ông ấy là một nhân
viên của WHO, và ông ấy cũng không đại diện cho WHO”.
Cô Yan cho biết, cho
dù cô có phải đối mặt với bất kỳ nguy hiểm nào, lương tâm đã thúc đẩy cô phải
lên tiếng nói ra sự thật
Tuy nhiên, WHO và
Trung Quốc đã kịch liệt phủ nhận cáo buộc về việc che giấu virus corona.
WHO cũng đã phủ nhận
rằng cô Yan, TS Poon hoặc GS Peiris từng làm việc trực tiếp cho tổ chức này.
“Giáo sư Malik Peiris
là một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, từng tham gia các dự án của WHO và là
thành viên của nhóm chuyên gia”, phát ngôn viên WHO Margaret Ann Harris tuyên
bố trong một email. “Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc ông ấy là một nhân
viên của WHO, và ông ấy cũng không đại diện cho WHO”.
Cô Yan cho biết, cho
dù cô có phải đối mặt với bất kỳ nguy hiểm nào, lương tâm đã thúc đẩy cô phải
lên tiếng nói ra sự thật.
“Tôi biết họ đối xử
với những người cảnh báo sớm về dịch bệnh như thế nào,” cô nói.
— Tiến sĩ Li-Meng Yan
Giống như nhiều người
đi trước, một khi Yan quyết định lên tiếng chống lại chính quyền Trung Quốc, cô
hiểu rằng cuộc sống của mình, cũng như những người thân yêu nhất của cô, đang
gặp nguy hiểm.
Cô đã chia sẻ vấn đề
này với Blogger Hồng Kông Lu Hong hiện đang sống ở Mỹ.
Sau khi cô chia sẻ một
số giả thuyết và nghi vấn của mình về dịch viêm phổi Vũ Hán với Lu Hong, anh nói
rằng cô cần phải rời đi, có lẽ là đến Mỹ; ở đây cô sẽ không phải tiếp tục lo
sợ. Chỉ khi đó cô mới có thể được an toàn và có cơ hội lên tiếng.
Yan đã quyết định rời
Hồng Kông, nhưng mọi chuyện trở nên phức tạp khi chồng cô, người cùng làm chung
với cô tại phòng thí nghiệm và cũng là một nhà khoa học có uy tín, phát hiện ra
cuộc gọi điện thoại giữa blogger Lu Hong và vợ mình.
Yan nói với Fox News
rằng cô đã thuyết phục chồng đi cùng, và nói thêm rằng lúc đầu, chồng cô đã ủng
hộ nghiên cứu của cô, nhưng nay lại đột nhiên thay đổi thái độ.
“Anh ấy đã rất tức
giận,” cô nói. “Anh ấy đổ lỗi cho tôi, cố gắng làm tôi mất niềm tin … Anh ấy
nói họ sẽ giết tất cả chúng tôi”.
Anh ấy nói họ sẽ giết
tất cả chúng tôi”.
— Tiến sĩ Li-Meng Yan
Cảm thấy sốc và đau đớn,
cô Yan quyết định rời đi một mình.
Cô đã nhận được tấm vé
đến Mỹ vào ngày 27/4 và cô lên chuyến bay vào ngày hôm sau.
Khi cô đến sân bay
quốc tế Los Angeles sau chuyến hành trình dài 13 giờ, cô đã bị các nhân viên
hải quan Mỹ chặn lại.
Nỗi sợ hãi siết chặt
lấy cô. Yan không biết liệu cô sẽ phải ngồi tù hay bị đưa trở về Trung Quốc.
“Tôi phải nói với họ
sự thật,” cô tâm sự. “Tôi đang làm điều đúng đắn. Vì vậy, tôi đã nói với họ
rằng ‘Đừng bắt tôi quay trở lại Trung Quốc. Tôi đến đây để nói ra sự thật về
Covid-19 … Xin hãy bảo vệ tôi. Nếu không, chính phủ Trung Quốc sẽ giết tôi”.
Cô cho biết các nhân
viên hải quan đã “rất sốc”. Sự việc đã được báo cáo cho FBI. Yan cho biết FBI
đã đến và phỏng vấn cô trong nhiều giờ đồng hồ. Họ lấy điện thoại di động của cô
làm bằng chứng và cho phép cô tiếp tục hành trình.
FBI nói với Fox News
rằng họ chưa có đủ bằng chứng để xác nhận hay phủ nhận các tuyên bố của Yan.
Khi Yan đang cố gắng
thích nghi với cuộc sống mới ở Mỹ, cô cho biết bạn bè và thân nhân của cô ở quê
nhà đang phải hứng chịu sự sách nhiễu của chính quyền.
Cô Yan cho biết chính
quyền đã kéo đến quê cô ở Thanh Đảo. Các đặc vụ của chính quyền đã lục tung căn
hộ nhỏ của cô, thẩm vấn cha mẹ cô. Khi cô liên lạc với cha mẹ mình, họ đã cầu
xin cô trở về. Họ nói rằng cô không biết hậu quả của những gì cô nói và cầu xin
cô từ bỏ cuộc chiến với chính quyền.
Đại học Hồng Kông đã
gỡ trang thông tin cá nhân của cô xuống, thu hồi quyền truy cập tài khoản và
email làm việc của cô, dù cô đang ở giai đoạn nghỉ phép và đã được chấp thuận.
Trong một thông cáo gửi Fox News, một phát ngôn viên của trường cho biết Yan
hiện không còn là nhân viên của trường nữa.
“Tiến sĩ Li-Meng Yan
không còn là nhân viên của trường chúng tôi nữa”, thông cáo viết. Và đó là lý
do tại sao họ đã gỡ trang thông tin cá nhân của cô xuống.
Đại sứ quán Trung Quốc
tại Mỹ nói với Fox News rằng họ không biết Yan là ai và tái khẳng định rằng
Trung Quốc đã xử lý đại dịch một cách anh hùng. “Chúng
tôi chưa bao giờ nghe nói về người này”, tuyên bố gửi qua email có ghi. “Chính
phủ Trung Quốc đã phản ứng nhanh chóng và hiệu quả với COVID-19 kể từ khi dịch
bệnh bùng phát. Mọi nỗ lực của chúng tôi đã được ghi lại rõ ràng trong sách
trắng ‘Chiến đấu với COVID-19: Trung Quốc đang hành động’ với sự minh bạch toàn
diện. Thực tế nói lên tất cả”. Về phần mình, WHO cũng tiếp tục bác bỏ mọi hành
vi sai trái trong những ngày đầu của đại dịch. Nhiều nước đã lên án WHO phối
hợp với Bắc Kinh giấu dịch. Gần đây WHO đã âm thầm thay đổi tiến trình xử lý dịch bệnh trên trang web của mình. Họ cho biết đã nhận
được thông tin ban đầu về virus từ chính các nhà khoa học của WHO thay vì từ chính
quyền Bắc Kinh, một ngôn luận họ đã duy trì trong suốt 6 tháng. Tuần trước
chính quyền Tổng thống Trump đã chính thức đưa Mỹ ra khỏi WHO.
TheoDKN.tv
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét