10 bí quyết dùng điều hòa đúng cách
Mùa hè đã đến, thời tiết ngày càng nóng hơn, điều hòa là một trong những thiết bị điện sử dụng tần suất cao, nhưng không ít người vì sử dụng không đúng cách mà rước bệnh vào thân. Bài viết dưới đây bật mí cho bạn 10 bí quyết sử dụng điều hòa đúng cách.
1. Điều hòa 26 độ C là phù hợp nhất
Mặc dù cơ thể con người có một khả năng nhất định để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, khả năng này có giới hạn. Nếu chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời quá lớn, rất dễ bị bệnh.
Chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời không được quá lớn, thường là khoảng 8 độ C đến 10 độ C.
Thời tiết nóng mùa hè thường khoảng 35 độ C. Do đó, nhiệt độ trong nhà khoảng 26 độ C là phù hợp nhất, không dễ mắc bệnh.
Đồng thời, nhiệt độ không quá thấp thì máy điều hòa sẽ tiết kiệm năng lượng hơn.
2. Tốt nhất là lắp điều hòa với độ cao trên 170 cm
Thông thường, cửa hút gió của điều hòa nằm ở phần trên và cửa thoát khí ở phần dưới. Nếu điều hòa không khí được lắp quá cao, không khí lạnh đã trải qua quá trình trao đổi nhiệt vẫn chưa lắng xuống phần dưới của căn phòng thì đã bị điều hòa hút ngược lại.
Nếu điều hòa để quá thấp, nó sẽ mát ngay sau khi bật điều hòa, nhưng mọi người sẽ dễ bị đau lưng.
Vì vậy độ cao của điều hòa 170 – 250 cm so với mặt đất, hoặc cạnh trên của điều hòa cách trần nhà ít nhất 10 cm. Nếu bạn ở một tầng cao, tốt hơn là lắp điều hòa ở độ cao 2/3.
Các chuyên gia nói rằng khi điều hòa không khí được lắp cao hơn đầu một chút, cơ thể của người đó sẽ ở trong trạng thái tốt nhất.
3. Bật chế độ hút ẩm
Vào mùa hè, chế độ điều hòa không khí nên được thay đổi từ “làm lạnh” sang “hút ẩm”.
Nó không chỉ giúp ngôi nhà có thể mát như tủ lạnh mà còn giúp tiết kiệm điện hơn, ảnh hưởng đến cơ thể cũng có thể được giảm thiểu.
Trong quá trình sử dụng điều hòa, trên thực tế, chế độ hút ẩm và chế độ làm lạnh đều có thể đạt được hiệu quả giảm nhiệt độ trong nhà nhưng mức tiêu thụ năng lượng của chúng khác nhau.
Khi bật chế độ hút ẩm, quạt gió trong nhà sẽ tiếp tục chạy ở tốc độ thấp. Máy nén khí cũng hoạt động không liên tục, do đó nó lưu thông liên tục, giữ nhiệt độ phòng gần với nhiệt độ cài đặt.
Khi chế độ “làm lạnh” hoạt động, máy nén điều hòa và quạt gió tiếp tục hoạt động. Nó không dừng lại cho đến khi nhiệt độ trong nhà đạt đến nhiệt độ thấp, vì vậy nó tiêu thụ nhiều điện hơn.
4. Bật điêu hòa 3 giờ phải mở cửa sổ
Nhiều người không biết rằng nếu họ không mở cửa sổ trong 3 giờ, không khí trong nhà không thể trong lành.
Nếu không khí không thay đổi trong vòng 6 giờ, không khí sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng và mức độ ô nhiễm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Nếu bạn cảm thấy khó thở, hay cảm cúm, phản ứng chậm… đó là do ở trong một không gian kín quá lâu và lượng oxy cung cấp không đủ. Vì vậy bật điều hòa sau 3 tiếng bạn nên mở cửa.
5. Khi bật chế độ làm lạnh hướng gió nên hướng lên trên
Nhiều người khi bật điều hòa, không biết sử dụng hướng gió. Thông thường, khi khí lạnh hướng xuống dưới thì khí nóng ngược lại hướng lên trên.
Khi bật chế độ làm lạnh, tốt nhất cho hướng gió lên trên, để cho khí lạnh tuần hoàn từ trên xuống dưới.
Khi bật chế độ làm nóng, cho hướng gió xuống dưới, như vậy có thể tận dụng đặc tính vật lí tự thân của khí nóng, tự do trao đổi.
Khi điều hòa vừa được bật, bạn có thể sử dụng tốc độ gió cao để tăng tốc quá trình trao đổi nhiệt giữa không khí trong phòng và điều hòa.
Nhiệt độ của phòng có thể nhanh chóng đạt đến nhiệt độ cài đặt.
Sau khi nhiệt độ đã cảm thấy dễ chịu, bạn có thể đặt tốc độ gió thành tốc độ gió thấp.
Không chỉ làm mát nhanh chóng, nó còn làm giảm tiếng ồn và làm cho căn phòng trở nên “mát mẻ” hơn.
6. Đặt 1 chậu nước trong phòng điều hòa
Ở trong điều hòa trong một thời gian dài, không khí lạnh sẽ khiến tuyến lệ bay hơi nhanh. Nó cũng loại bỏ độ ẩm từ da và đường hô hấp, khiến da khô và bị ngứa.
Tại thời điểm này, bạn có thể đặt một chậu nước ở đầu gió thổi ra của điều hòa, như vậy có thể làm giảm các triệu chứng khô mắt và khô da.
Như vậy, ngay cả khi bạn ngủ trong phòng điều hòa, bạn sẽ không bị khô miệng, khô da vào ngày hôm sau.
7. Ngủ nghiêng trong phòng bật điều hòa
Khi ngủ trong phòng điều hòa vào mùa hè, bạn sẽ thường cảm thấy cổ họng khó chịu vào sáng hôm sau.
Buổi tối khi ngủ mở miệng hô hấp, không chỉ bụi trong không khí đi vào đường hô hấp mà còn có luồng khí từ miệng đi ngược lại khiến cho bạn sau khi tỉnh dậy miệng bị khô. Do đó, buổi tối khi ngủ, bạn nên nằm nghiêng tránh hít thở bằng miệng và gây ra quá nhiều bài tiết đường hô hấp.
8. Bật điều hòa rồi mới đóng cửa sổ
Một kỹ thuật quan trọng khác khi sử dụng điều hòa đó là bật điều hòa rồi mới đóng cửa sổ. Bật điều hòa, sau đó đóng cửa ra vào và cửa sổ sau khi các chất ô nhiễm trong điều hòa được giải phóng. Điều này có thể tránh được nhiều bệnh về đường hô hấp như hen suyễn.
9. Đi ra ngoài trong một thời gian ngắn, không cần tắt điều hòa
Nhiều người tiết kiệm điện nên tắt điều hòa khi ra ngoài và khởi động lại sau khi về nhà. Điều này không chỉ tiêu thụ nhiều điện hơn mà còn gây hư hỏng cho điều hòa và ảnh hưởng đến tuổi thọ của điều hòa.
Bật đi bật lại điều hòa quá nhiều sẽ khiến máy nén khí của điều hòa bị ảnh hưởng không tốt.
Điện áp lên tới 500-1000 watt khi khởi động điều hòa sẽ tiêu thụ nhiều năng lượng hơn. Do đó, nếu bạn ra ngoài trong một thời gian ngắn, tốt nhất không nên tắt điều hòa. Ví dụ, trong vòng 1 giờ đồng hồ, bạn không cần tắt điều hòa vẫn sẽ tiết kiệm điện hơn.
10. Sau khi vào nhà, không nên mở điều hòa ngay
Nhiều người vội vàng bật điều hòa ngay khi vào nhà. Ngày hè nóng nực, ở bên ngoài các mạch máu bị giãn ra. Khi vào nhà, điều hòa được bật và nhiệt độ giảm đột ngột. Các mạch máu giãn ra đột nhiên bị co lại. Nó sẽ khiến huyết áp đột ngột tăng cao, vì vậy hãy cẩn thận!
Các chuyên gia khuyên rằng những người tim không tốt, khi vừa vào phòng đừng vội bật điều hòa, đợi nhiệt độ cơ thể trở về trạng thái bình thường rồi hãy bật điều hòa.
Bảo Anh
Tham khảo: Funtoday
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét