Những ngôi chùa "cầu duyên" từ Bắc vào Nam dịp Tết 2019
Gợi ý những ngôi chùa "cầu duyên" siêu linh nghiệm từ Bắc vào Nam dịp Tết 2019
Dịp Tết là thời điểm thích hợp để những "nam thanh nữ tú" cùng nhau lên chùa cầu duyên mong năm sau mình có thể "đi về có đôi". Nhưng không phải ngôi chùa nào cũng linh nghiệm, hãy cùng Yeah1.com tìm hiểu những ngôi chùa cầu duyên "siêu linh" sau đây nhé!
Miền Nam
1/ Chùa bà Ấn Độ
Chùa bà Ấn Độ hay còn được biết đến với cái tên: chùa Mariamman. Cho đến nay, chùa vẫn còn lưu giữ được kiến trúc Ấn do người Việt gốc Ấn cai quản. Không chỉ là địa điểm tâm linh khá linh thiêng, nơi đây còn là nơi các bạn trể rỉ tai nhau đi chùa về sẽ có đôi có cặp.
Đền thờ nữ thần Mariamman là vị thần của mùa màng bội thu, đất đai màu mỡ, sức khỏe dồi dào, hôn nhân suôn sẻ, con cháu đông vui… Chính vì vậy mà mọi người thường đến đây hàng năm để cầu tình duyên và một năm an lành. Chùa này được xây năm 1885 và đã có hơn 125 năm lịch sử.
Ngôi chùa ở ngay tại trung tâm thành phố: số 45 đường Trương Định, phường Bến Thành, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
2/ Chùa Phước Hải (chùa Ngọc Hoàng)
Ngoài cầu an yên, từ lâu chùa Ngọc Hoàng đã được nhiều người nhắc đến là nơi cầu tình duyên nức tiếng. Thậm chí nhiều người còn ghé tai nhau nhiều câu chuyện linh thiêng: sau khi thành tâm khấn vái, hãy sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu thì tình duyên thuận lợi, mau gặp được ý trung nhân hay sớm sinh được con. Cũng chính vì điều này mà dịp lễ Tết hằng năm, nơi đây đều phủ kín khói hương của những người đổ về.
Chùa Ngọc Hoàng là một trong những nơi thu hút người đến cầu duyên, cầu con nổi tiếng nhất Sài Gòn. Tại chùa Ngọc Hoàng, phòng thờ ông Tơ, bà Nguyệt, Kim Hoa thánh mẫu là nơi được cúng bái đông đúc nhất. Vì theo lời đồn đại, chỉ cần thành tâm và sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu sẽ cầu được con, cầu được tình duyên mau tới. Cũng chính vì điều này mà dịp lễ Tết hằng năm, nơi đây đều phủ kín khói hương của những người đổ về.
Địa chỉ : 73 Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP. HCM
3/ Chùa Bát Bửu Phật Đài
Chùa Phật Cô đơn, tọa lạc ở ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Sở dĩ có tên gọi đặc biệt này bởi trải qua những năm tháng chiến tranh, bom đạn đã tàn phá xóm làng, thiêu rụi cả chùa Thanh Tâm nhưng chỉ riêng ngôi Phật đài với kim thân đức Phật vẫn sừng sững nơi hoang vắng.
Do đấy, người dân địa phương đã gọi tòa di tích tôn nghiêm này là Phật Cô đơn. Mọi người thường đến đây với mong muốn cầu nguyện tình duyên được may mắn. Những người chưa yêu sẽ tìm được cho mình một nửa, tìm được sự bình an trong tâm hồn, thoát khỏi nỗi cô đơn, khổ cực..
Giai thoại về tên gọi “Chùa Phật cô đơn” bắt nguồn từ cuộc chiến tranh tàn khốc mấy mươi năm trước, khi bom đạn dội xuống nơi đây khiến kiến trúc xung quanh chùa đều bị phá hủy nghiêm trọng. Duy chỉ có tượng Phật Đài Đức Thích Ca vẫn nguyên vẹn.
Cũng vì lẽ đó, dân gian truyền nhau tên gọi chùa Phật Cô đơn. Cũng chính vì giai thoại này đã khiến tên tuổi ngôi chùa trở nên nổi tiếng ling thiêng. Và không ít bạn trẻ chọn nơi đây để gửi gắm lời nguyện cầu về tình duyên lẫn gia đạo.
4/ Chùa Ông
Chùa Ông hay còn được biết đến với tên gọi là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội quán hiện tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, thuộc phường 11, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây không chỉ là nơi chiêm bái của người Hoa gốc Triều Châu ở vùng Sài Gòn, mà còn là một công trình có giá trị về kiến trúc và nghệ thuật ở nửa cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20.
Chùa là nơi thờ Quan Công (Quan Vân Trường) và Ông Mã và từ nhiều đời nay được mọi người ca tụng là thiên liêng.
Vào các dịp lễ nhất là ngày đầu năm mới, chùa được nhiều người lui đến cúng bái cầu tài lộc, bình an. Không ít cặp đôi chọn nơi này để cầu tình duyên suôn sẻ hay có một kết thúc viên mãn, hạnh phúc bên nhau. Nơi đây được nhiều bạn trẻ tin tưởng đến cúng bái đầu năm.
Miền Bắc
1/ Chùa Duyên Ninh
Chùa Duyên Ninh (Duyên Ninh Tự) tọa lạc trong thành Tây Hoa Lư ở thôn Chi Phong xã Trường Yên. Trên đường từ Tràng An đến chùa Bài Đính. Thuở xa xưa, chùa nổi tiếng miền Bắc này là nơi vui chơi của các công chúa thời Đinh Lê. Chùa được xây dựng dưới thời Vua Đinh Tiên Hoàng. Dân gian thường gọi chùa này là chùa Thủ. Nơi đây Lý Thái Tổ và công chúa Lê Thị Phất Ngân con vua Lê Đại Hành đã thề hẹn yêu đương ở đó mà sinh ra Lý Thái Tông.
Sau này Lý Phật Mã vẫn lui về đây tu hành. Chùa Duyên Ninh được xem là ngôi chùa nguyên vẹn từ thời Đinh còn lại nên kiến trúc khá khiêm nhường và cổ kính. Chính nguồn gốc về các cô công chúa, về gia đình hạnh phúc xa xưa của bậc vua chúa nhà Lý mà chùa sau này trở thành một điểm tín ngưỡng thu hút rất đông khách hành hương tới cầu phúc, cầu may. Đặc biệt không thể không kể tới việc cầu duyên và cầu tự hiếm muộn con cái.
2/ Chùa Hà - Hà Nội
Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với Đình Bối Hà, lập thành cụm di tích Đình – Chùa Hà, trước thuộc thôn Bối Hà, xã Dịch Vọng, Huyện Từ Liêm, nay thuộc phố Chùa Hà (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội). Đã từ rất lâu rồi chùa Hà đã trở thành ngôi chùa cầu duyên linh thiêng có tiếng ở miền Bắc, không cứ ngày Tết, mà bất kể khi nào, nhất là vào ngày Rằm, ngày mồng 1, nếu có dịp ghé thăm chùa Hà chắc chắn bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi có rất đông các bạn trẻ đến đây để dâng hương và xem quẻ cầu duyên. Nhắc đến cầu duyên ở Hà Nội, người ta sẽ nghĩ ngay đến chùa Hà. Từ lâu, chùa Hà đã là một điểm đến của các bạn trẻ gặp nhiều trắc trở trong đường tình duyên. Người đang yêu mong tình yêu đẹp mãi, hạnh phúc mãi; kẻ cô đơn mong sớm tìm được một nửa còn lại.
Mọi người truyền tai nhau rất nhiều về sự linh thiêng mà ngôi chùa mang lại, có bạn tâm sự rằng chỉ mới đi cầu duyên có một thời gian ngắn đã tìm thấy cho mình được ý chung nhân "vừa ý", còn có những bạn nhờ đến chùa mà được duyên đã xây dựng gia đình, có con cái, cuộc sống no đủ hạnh phúc.
Khi đi chùa Hà các bạn cũng không cần sắp lễ nhiều như ở những chùa khác mà chỉ đơn giản là một ít tiền vàng, hoa, trầu cau đựng trong một chiếc khay nhỏ và một thứ không thể thiếu là tiền lẻ.
Địa chỉ: phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
3. Am Mị Nương – Đền Cổ Loa
Am Mỵ Nương nằm trong chùa Cổ Loa (Hà Nội). Trong chùa, có am nhỏ thờ một bức tượng không đầu được trang trí rất đẹp và sang trọng. Câu chuyện tình cảm sắt son, chung thủy của nàng Mỵ Nương cùng Trọng Thủy khi xưa đã khiến bao người cảm động, tin tưởng rằng đến nơi đây cầu duyên sẽ được linh ứng. Cứ thế, một đồn mười, người ta đổ về đây mong kiếm tìm hạnh phúc”. Chính vì vậy am Mỵ Nương được người đời truyền tụng là rất có ứng nghiệm trong cầu duyên và hạnh phúc gia đình. Người dân cho rằng đây chính là tượng công chúa Mỵ Châu trong truyền thuyết xa xưa. Chính vì thế, người dân trong vùng đã cử người trông coi Am Mỵ Châu, đây đều là những người có đạo đức tốt, gia đình đầy đủ hạnh phúc, con cái trưởng thành. Mọi người tin rằng am rất có ứng nghiệm cho việc cầu duyên, cầu hạnh phúc gia đình. Hằng năm có đông đảo các bạn trẻ đến đây với mong muốn đường tình duyên được thuận lợi như mong đợi.
4/ Chùa Láng
Chùa được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông, còn có một cái tên khác là Chiêu Thiền Tự. Đây chính là nơi thờ vị thiền sư nổi tiếng đắc đạo của Phật giáo Việt Nam – Từ Đạo Hạnh. Chùa Láng là một trong những ngôi chùa cổ kính, còn lưu giữ nhiều tượng Phật cổ cùng các hiện vật khác. Vì vậy mà người dân Hà Nội luôn tin tưởng rằng đây là một trong những ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất đất Thăng Long.
Ảnh: Internet
Theo News4nay
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét