Tại Vườn quốc gia Nairobi, nằm ở rìa thủ đô Nairobi, Kenya, động vật hoang dã dạo quanh khu vực đồng cỏ cách khu vực dân cư không xa. Du khách có thể chiêm ngưỡng sư tử, tê giác, hươu cao cổ, ngựa vằn và nhiều loại động vật khác trên phông nền là những tòa nhà cao tầng hiện đại.
Vườn quốc gia nằm ở bình nguyên Athi, tại phía nam thành phố, và có thể được xem là đại diện cho toàn bộ vùng Maasai trải dài hơn 160 km tới biên giới với Tanzania.
Được thành lập vào năm 1946, Vườn quốc gia Nairobi mang đến cho du khách cơ hội trải nghiệm hành trình khám phá những loài động vật hoang dã tiêu biểu của đất nước châu Phi.
Khu bảo tồn thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, động vật hoang dã đang đối mặt với sức ép ngày càng gia tăng buộc chúng phải chia sẻ không gian sống với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và những người nông dân mong muốn có nhiều đất hơn để canh tác và sinh sống.
Trong ảnh là linh dương sống tại Vườn quốc gia Nairobi, đằng xa là đường chân trời nhân tạo. Khu bảo tồn nằm cách trung tâm thành phố 7 km và Nairobi cũng là thủ đô duy nhất trên thế giới có vườn thú mở theo mô hình safari ngay trong diện tích đất thành phố.
Hầu hết động vật đi khắp khu vực bình nguyên rộng lớn hơn và tới được khu bảo tồn qua biên giới mở ở phía nam vào mùa khô. Tuy nhiên, lối đi quan trọng này đang ngày càng bị giới hạn nhiều hơn bằng rào chắn và khu vực người ở.
"Chúng tôi có mọi loài ở đây", ông Moses Parmisa thuộc Quỹ Động vật hoang dã (Wildlife Foundation) chia sẻ. "Nếu bạn ngủ qua đêm ở đây, bạn sẽ nghe thấy tiếng sư tử và linh cẩu". Dù công viên có hàng rào ngăn cách với thành phố nhưng rào chắn tại một số địa điểm có thể mở ra cho động vật hoang dã di chuyển.
Sư tử đôi khi xuất hiện trong khu vực dân cư khi chúng tìm được cách vượt qua hàng rào giáp với thành phố. Tuy nhiên, những cuộc chạm trán giữa con người và động vật thường dẫn đến hậu quả thiệt hại đối với động vật.
Vườn quốc gia Nairobi là nơi sinh sống của hơn trăm loài động vật có vú và ít nhất 400 loài chim. Đồng cỏ, quang cảnh thành phố với những tòa nhà cao tầng và các bụi cây keo là những đặc điểm nổi bật của khu bảo tồn.
Ngựa vằn sống tại khu bảo tồn động vật hoang dã.
Đặc biệt, Vườn quốc gia Nairobi có mật độ tê giác đen cao nhất trên toàn Kenya.
Đàn tê giác gặm cỏ tại Vườn quốc gia Nairobi.
Ngọc Hà(TheoZing)
Ảnh: Reuters
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét