Burj Khalifa và nhiều nơi ở Dubai vẫn sử dụng xe tải vận chuyển phân người
Dubai là một trong những nơi hào nhoáng nhất trên thế giới, một đô thị sa mạc với rất nhiều công trình toà nhà chọc trời hiện đại. Thế nhưng ít ai biết rằng, các toà nhà hiện đại ở Dubai không hề có hệ thống thoát nước thải, kể cả đó có là Burj Khalifa - công trình cao nhất thế giới với mức phí xây dựng lên đến 130 tỷ USD cũng không ngoại lệ. Thay vào đó, mỗi ngày ở Dubai sẽ có 1 đội xe tải làm nhiệm vụ chở chất thải của con người. Những chiếc xe sau khi chất đầy nước thải từ các toà nhà sẽ được vận chuyển ra khỏi thành phố đến một cơ sở xử lý chuyên dụng.
Vậy tại sao người ta lại sẵn sàng chi hàng trăm tỷ USD để xây dựng các công trình sang trọng mà lại không thiết kế một hệ thống thoát nước thải? Hoá ra, vào năm 2008 - thời điểm mà toà nhà Burj Khalifa hoàn thành, cũng là lúc mà Dubai đã đối mặt với nhiều vấn đề ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Thế là các nhà quản lý đã quyết định cắt giảm ngân sách cho việc xây dựng hệ thống cống rãnh của tà nhà, và cho rằng số tiền đó là không cần thiết.
Các nhà phát triển tin rằng việc vận chuyển chất thải đi từng chặng sẽ ít tốn kém hơn so với việc nâng cấp hệ thống thoát nước vào thời điểm đó. Tuy nhiên, theo số liệu ước tính toà nhà Burj Khalifa có khả năng thải ra 15 tấn nước thải mỗi ngày và công việc mỗi ngày của đoàn xe tải vận chuyển cũng không nhẹ chút nào.
Vậy tại sao người ta lại sẵn sàng chi hàng trăm tỷ USD để xây dựng các công trình sang trọng mà lại không thiết kế một hệ thống thoát nước thải? Hoá ra, vào năm 2008 - thời điểm mà toà nhà Burj Khalifa hoàn thành, cũng là lúc mà Dubai đã đối mặt với nhiều vấn đề ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Thế là các nhà quản lý đã quyết định cắt giảm ngân sách cho việc xây dựng hệ thống cống rãnh của tà nhà, và cho rằng số tiền đó là không cần thiết.
Các nhà phát triển tin rằng việc vận chuyển chất thải đi từng chặng sẽ ít tốn kém hơn so với việc nâng cấp hệ thống thoát nước vào thời điểm đó. Tuy nhiên, theo số liệu ước tính toà nhà Burj Khalifa có khả năng thải ra 15 tấn nước thải mỗi ngày và công việc mỗi ngày của đoàn xe tải vận chuyển cũng không nhẹ chút nào.
Năm 2011, Dubai đã kết nối thành phố với hệ thống thoát nước thải mới, tuy nhiên một số khu vực vẫn còn sử dụng các xe chở nước thải. Đến năm 2016, Dubai được thiết lập một hệ thống thoát nước mới sẽ hoàn thành trong 5 năm tới, nhưng dự án đã bị lùi lại đến năm 2025. Mục tiêu của dự án là xây dựng 2 đường hầm bên dưới thành phố, với 140km cống rãnh và hệ thống bơm hiện đại.
Không chỉ Burj Khalifa, nhiều công trình hiện đại khác ở Dubai cũng có tình trạng tương tự. Theo thống kê cho thấy khoảng ¾ chất thải được đưa qua mạng lưới cống rãnh của Dubai. Tuy nhiên, ¼ còn lại sẽ do đoàn xe tải vận chuyển đến các khu trọ dành cho người lao động, chủ yếu ở vùng ngoại ô thành phố. Đó là bước đầu của cả một quá trình để tạo ra các sản phẩm phụ như nước tinh chế được dùng cho nông nghiệp.
Mohammed Abdulaziz Al Awadhi - giám đốc các nhà máy xử lý nước thải của Dubai cho biết: “Nước sạch do hệ thống thoát nước của chính phủ tạo ra có giá khoảng 2 USD cho mỗi m3. Trong khi đó, nước thải được sản xuất từ nhà máy xử lý nước thải của chúng tôi có giá khoảng 0,5 USD/m3.”
Chất thải của con người chứa khá nhiều chất dinh dưỡng, và một khi đã được loại bỏ các chất rắn bao gồm nhựa, gỗ,… nước thải lỏng sẽ trải qua một loạt các quá trình lọc sinh học và cơ học. Cuối cùng, chất lượng nước sẽ đủ chuẩn và hầu như không có mùi để sử dụng cho các hoạt động làm vườn và nông nghiệp.
Ngoài nước dùng trong nông nghiệp, một sản phẩm phụ khác trong quá trình xử lý nước thải khác là bùn. Sau khi tách khỏi nước và được nung làm khô bằng khí metan, những sản phẩm đó sẽ được đóng bao và bán cho người làm vườn trên toàn thành phố như một loại phân bón với giá 2,5 USD/25 kg.
“Do tốc độ phát triển nhanh chóng của thành phố, việc đoàn tàu chở chất thải phải xếp hàng dài, ở một số nơi, thời gian chờ đợi phải đến 40 giờ đồng hồ. Bên cạnh đó, tình trạng quá tải của nhà máy, sản phẩm nước cuối cùng cũng không được kiểm ngặt chính xác tiêu chuẩn ban đầu. Điều đó đã gây khó chịu cho người dân và làm mất lòng tin ở họ.”
Nhắc đến Dubai và các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến tài nguyên dầu. Đúng thật UAE là khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới và đa phần của cải của họ đều đến từ nguồn này. Tuy nhiên, vào những năm 1990, các quan chức chính phủ đã phát hiện ra rằng Dubai sẽ cạn kiệt dầu mỏ vào năm 2016, nếu họ cứ khai thác với cái đà đó. Vì thế, Dubai đã dần chuyển dịch từ khai thác dầu mỏ sang lĩnh vực du lịch và bất động sản vào những năm 2000. Bởi họ nhận ra một khi hết tài nguyên dầu, Dubai sẽ không còn nhiều giá trị nữa.
Bắt đầu từ năm 2010, thị trường bất động sản ở Dubai bùng nổ hơn bao giờ hết. Cùng với đó là du lịch, trước khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, Dubai chào đón rất nhiều lượt du khách. Chỉ riêng trong năm 2019, hơn 16 triệu du khách đến thăm thành phố và công suất khách sạn đạt 75%. Cho đến nay, Dubai vẫn xếp ở vị trí thứ 4 trong danh sách các điểm đến du lịch đáng ghé thăm nhất trên thế giới.
Theo TinhTe.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét