Thế giới hoang vắng mùa dịch Covid 19
Thế giới hoang vắng
Các biện pháp phòng chống dịch Vũ Hán lây lan khiến không gian công cộng khắp thế giới bị bỏ hoang, nhiều sự kiện lớn không có khán giả.
Khu vực lát gạch trắng gần như không bóng người xung quanh Kaaba hôm 6/3. Đây là địa điểm thiêng liêng nhất của đạo Hồi, được coi là "nhà của Thượng Đế", nằm ở thánh địa Mecca (Arab Saudi). Buổi cầu nguyện vào thứ 6 đã bị gián đoạn khi dịch Vũ Hán hoành hành ở Trung Đông khiến chính quyền Arab Saudi phải đình chỉ các cuộc hành hương tới thánh địa này. Ảnh: Ganoo Essa/Reuters.
Quầy làm thủ tục tại sân bay quốc tế Ben Gurion gần Tel Aviv, thủ đô của Israel ngày 10/3. Ảnh: Jack Guez/Reuters.
Châu Á cho đến nay là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì vắng bóng du khách. Trong hình là cảnh nhân viên nhà hàng chờ khách trong khu phố người Hoa ở Singapore một ngày cuối tháng 2. Ảnh: Edgar Su/Reuters.
Tương tự, ở Thái Lan, những chiếc xe du lịch nằm im lìm trong bãi đỗ gần sân bay Suvarnabhumi, Bangkok, ngày 8/3. Các công viên giải trí nổi tiếng nhộn nhịp của Thái Lan thời gian này cũng chịu cảnh trống rỗng vì nỗi lo ngại dịch Vũ Hán của du khách. Ảnh: Mladen Antonov/AFP.
Du khách chụp ảnh giữa những hàng ghế phơi nắng gần như không người ở Pattaya, Thái Lan ngày 7/3. Ảnh: Mladen Antonov/AFP.
Nhật Bản cũng không khác. Giải đấu vật Spring Grand Sumo diễn ra sau cánh cửa đóng kín và không có khán giả ngày 8/3 ở Osaka, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/Reuters.
Trận bóng chày không khán giả giữa hai đội Yomiuri Giants và Yakult Swallows trên sân vận động gần 50.000 chỗ Tokyo Dome, Nhật Bản ngày 29/2. Chính quyền Nhật Bản hôm 9/3 cho biết họ đã hoãn ngày khai mạc mùa giải của 12 đội bóng chày chuyên nghiệp vì sự lây lan của dịch Vũ Hán . Ảnh: Eugene Hoshiko/AP.
Hành khách bên trong chuyến xe điện vắng bóng người ở trung tâm thành phố Milan, Italy hôm 26/2.
Đất nước hình chiếc ủng đang trở thành điểm nóng dịch Vũ Hán lớn thứ hai thế giới sau Trung Cộng, với hơn 12.000 ca nhiễm và ít nhất 827 ca tử vong (tính đến 12/3), cao hơn rất nhiều so với Iran và Nam Hàn, cũng như tất cả quốc gia châu Âu khác. Ảnh: Claudio Furlan/AP.
Khung cảnh hoang vắng trên một con kênh ở Venice, Italy. Ngày thường, nơi này được phủ kín bởi hàng trăm chiếc thuyền chở khách du lịch tham quan thành phố. Ảnh: Manuel Silvestri/Reuters.
Những chiếc ghế trống tại quảng trường Saint Peter, Vatican trước giờ phát sóng trực tiếp lời cầu nguyện chủ nhật của Đức Giáo hoàng Pope Francis hôm 8/3, khi dịch bệnh đã trở nên nghiêm trọng ở Italy. Ảnh: Antoine Mekary/ALETEIA.
Cuộc đua không khán giả của FIS World Cup Bắc Âu diễn ra hôm 7/3, khi các nữ vận động viên tranh tài tại chặng đua dài 30 km ở Holmenkollen, Na Uy. Ảnh: Vidar Ruud/AFP.
Một khách mua hàng đi ngang qua các kệ trống nơi thường chứa xà phòng, chất khử trùng và giấy vệ sinh tại cửa hàng tạp hóa ở Glendale, California, vào ngày 7/3. Theo The Atlantic, nỗi sợ mang tên dịch Vũ Hán đã khiến người dân hoảng hốt dự trữ thực phẩm đóng hộp và các chất tẩy rửa, vệ sinh.
WHO ngày 11/3 tuyên bố dịch Vũ Hán là đại dịch. Hiện dịch xuất hiện ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 122.000 người nhiễm và hơn 4.300 người tử vong. Ảnh: Robyn Beck/AFP.
Kiều Dương (Theo The Atlantic)
Các biện pháp phòng chống dịch Vũ Hán lây lan khiến không gian công cộng khắp thế giới bị bỏ hoang, nhiều sự kiện lớn không có khán giả.
Khu vực lát gạch trắng gần như không bóng người xung quanh Kaaba hôm 6/3. Đây là địa điểm thiêng liêng nhất của đạo Hồi, được coi là "nhà của Thượng Đế", nằm ở thánh địa Mecca (Arab Saudi). Buổi cầu nguyện vào thứ 6 đã bị gián đoạn khi dịch Vũ Hán hoành hành ở Trung Đông khiến chính quyền Arab Saudi phải đình chỉ các cuộc hành hương tới thánh địa này. Ảnh: Ganoo Essa/Reuters.
Quầy làm thủ tục tại sân bay quốc tế Ben Gurion gần Tel Aviv, thủ đô của Israel ngày 10/3. Ảnh: Jack Guez/Reuters.
Châu Á cho đến nay là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì vắng bóng du khách. Trong hình là cảnh nhân viên nhà hàng chờ khách trong khu phố người Hoa ở Singapore một ngày cuối tháng 2. Ảnh: Edgar Su/Reuters.
Tương tự, ở Thái Lan, những chiếc xe du lịch nằm im lìm trong bãi đỗ gần sân bay Suvarnabhumi, Bangkok, ngày 8/3. Các công viên giải trí nổi tiếng nhộn nhịp của Thái Lan thời gian này cũng chịu cảnh trống rỗng vì nỗi lo ngại dịch Vũ Hán của du khách. Ảnh: Mladen Antonov/AFP.
Du khách chụp ảnh giữa những hàng ghế phơi nắng gần như không người ở Pattaya, Thái Lan ngày 7/3. Ảnh: Mladen Antonov/AFP.
Nhật Bản cũng không khác. Giải đấu vật Spring Grand Sumo diễn ra sau cánh cửa đóng kín và không có khán giả ngày 8/3 ở Osaka, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/Reuters.
Trận bóng chày không khán giả giữa hai đội Yomiuri Giants và Yakult Swallows trên sân vận động gần 50.000 chỗ Tokyo Dome, Nhật Bản ngày 29/2. Chính quyền Nhật Bản hôm 9/3 cho biết họ đã hoãn ngày khai mạc mùa giải của 12 đội bóng chày chuyên nghiệp vì sự lây lan của dịch Vũ Hán . Ảnh: Eugene Hoshiko/AP.
Hành khách bên trong chuyến xe điện vắng bóng người ở trung tâm thành phố Milan, Italy hôm 26/2.
Đất nước hình chiếc ủng đang trở thành điểm nóng dịch Vũ Hán lớn thứ hai thế giới sau Trung Cộng, với hơn 12.000 ca nhiễm và ít nhất 827 ca tử vong (tính đến 12/3), cao hơn rất nhiều so với Iran và Nam Hàn, cũng như tất cả quốc gia châu Âu khác. Ảnh: Claudio Furlan/AP.
Khung cảnh hoang vắng trên một con kênh ở Venice, Italy. Ngày thường, nơi này được phủ kín bởi hàng trăm chiếc thuyền chở khách du lịch tham quan thành phố. Ảnh: Manuel Silvestri/Reuters.
Những chiếc ghế trống tại quảng trường Saint Peter, Vatican trước giờ phát sóng trực tiếp lời cầu nguyện chủ nhật của Đức Giáo hoàng Pope Francis hôm 8/3, khi dịch bệnh đã trở nên nghiêm trọng ở Italy. Ảnh: Antoine Mekary/ALETEIA.
Cuộc đua không khán giả của FIS World Cup Bắc Âu diễn ra hôm 7/3, khi các nữ vận động viên tranh tài tại chặng đua dài 30 km ở Holmenkollen, Na Uy. Ảnh: Vidar Ruud/AFP.
Một khách mua hàng đi ngang qua các kệ trống nơi thường chứa xà phòng, chất khử trùng và giấy vệ sinh tại cửa hàng tạp hóa ở Glendale, California, vào ngày 7/3. Theo The Atlantic, nỗi sợ mang tên dịch Vũ Hán đã khiến người dân hoảng hốt dự trữ thực phẩm đóng hộp và các chất tẩy rửa, vệ sinh.
WHO ngày 11/3 tuyên bố dịch Vũ Hán là đại dịch. Hiện dịch xuất hiện ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 122.000 người nhiễm và hơn 4.300 người tử vong. Ảnh: Robyn Beck/AFP.
Kiều Dương (Theo The Atlantic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét