Sưu tầm thơ CoVy

3:45:00 CH

Mùa ôn dịch Cô Vy mà sao nhiều người có tâm hồn lai láng, sáng tác thơ tình có một chút thời sự, một tí hài hước, theo phong cách của các nhà thơ lớn.

☘Xuân Diệu:
Mây vẩn từng không, chim bay đi
Khí trời u uất hận cách ly
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Cả xóm cùng lây, sợ cái gì

☘Nguyễn Bính:
Bữa ấy cô vy phơi phới bay
Khẩu trang mấy lớp mặt hơi dày
Hội việt kiều về ho ngang ngõ
Mẹ bảo: toi rồi, khéo lại lây

☘Hàn Mặc Tử
Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Gặp ngay em gái là F1
Bịt cái khẩu trang mặt chữ điền

Gió theo lối gió, mây đường mây
Lòng anh buồn hiu, không lẽ lây?
Nhà ai gần nhất khu y tế
Có chở anh về kịp tối nay?

☘Chế Lan Viên:
Ta cùng nàng nhìn nhau không tiếng nói
Sợ há mồm vi khuẩn bắn sang nhau
Đôi hơi thở thì thôi ta cố nín
Đôi linh hồn chìm đắm bể u sầu

☘Bùi Giáng:
Gánh than lên bán chợ Trời
Thiên Thần xúm hỏi: Em người ở đâu?
Thưa rằng: Em ở rất lâu
Trần gian dưới đó tiệc tùng liên miên
Bảo rằng: chưa rõ tuổi tên?
Thưa rằng: tên tuổi là Em đây rồi
Nghĩa là 34 đó thôi
Hỏi rằng: sao chẳng thấy môi em cười?
Thưa rằng: Ho 1 cái thôi
Thế là ngõ xóm đi toi cả chùm

☘Hữu Thỉnh:
Gió không phải là roi mà đá núi phải mòn
Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím
Bệnh chẳng lây lan đâu nếu em không câm nín
Một đống đứa và anh
Khốn khổ
Vì em...

☘Tố Hữu:
Bỗng loè chớp đỏ,
Thôi rồi, Lượm ơi!
Trong thang máy nhỏ,
Một thằng hắt hơi

Cháu thành F1,
Đi cách ly luôn
Sợ toé cả mứt
Hồn bay giữa đồng.

Xinh Truong An

 Thơ danh nhân mùa dịch

CA DAO 1: (*) Tháng giêng là tháng ăn chơi. Tháng Hai nghỉ dịch, tháng Ba ăn mày. Tháng Tư nếu tiếp tục gay. Tháng Năm ăn cháo nửa ngày, cầm hơi  

NGUYỄN BÍNH: (*) Hôm qua em đi tỉnh về. Đợi em ở mãi con đê đầu làng. Khẩu trang che mặt kỹ càng. Em ho một cái cả làng hoang mang.  

TỤC NGỮ: Một con ngựa ho, cả tàu mắc dịch.  

NGUYỄN CÔNG TRỨ: Kiếp sau xin chớ làm người. Làm Cô Vy khiến loài người hoang mang. Lơ là một chút sẽ toang. Nhật Bản cũng chết, Đại Hàn cũng banh.  

TẢN ĐÀ: Đêm xuân buồn lắm! Chị Hằng ơi! Trần thế nay toang hết nửa rồi. Cung quế đã ai bị sốt chửa? Cành đa xin chị nhắc lên chơi.  

CA DAO 2: Bắc thang lên hỏi ông trời. Có ai miễn nhiễm vào thời Cô Vy. Ông trời ổng mới thầm thì. Tao còn bị cách ly, chi là mày.  

NGUYỄN BỈNH KHIÊM: (*) Ta dại ta tìm nơi trốn dịch. Người khôn người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá. Xuân cho nghỉ học, hạ học bù.  

HÀN MẠC TỬ: (*) Mơ khách đường xa khách đường xa. Bịt cho kỹ nhé chớ mở ra. Ở đây sương khói mờ nhân ảnh. Ai biết rằng ai có nhiễm nà.  

CA DAO 3: Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn biết bịt khẩu trang ra đường.  

CA DAO 4: Anh đi anh nhớ quê nhà. Nhớ canh rau muốn nhớ cà dầm tương. Nhớ lời em dặn sương sương. Mấy con “có não” thì thường rất ngu.  

HỒ XUÂN HƯƠNG: (*) Thân em vừa mỏng lại nhẹ hều. Che mồm che miệng rất đáng yêu. Đắt rẻ còn tùy tâm người bán. Nhớ đeo phòng dịch chớ có liều.  

NGUYỄN DU: (*) Cậy em em có chịu lời. Lại đây cho chị lạy rồi sẽ thưa. Ba trăm một hộp được chưa. Mày mà bán mắc tao thưa ra tòa.  

XUÂN QUỲNH: Sốt bắt đầu từ dịch. Dịch bắt đầu từ đâu. Em cũng không biết nữa. Con nghỉ học bao lâu.  

TỐ HỮU: Em ạ Cuba ngọt lịm đường. Mẹ em răng sún thấy mà thương. Nhưng nay không thấy răng sún nữa. Khẩu trang bịt hết, thấy cũng thường.  

THẾ LỮ Gặm một khối căm hờn, mắc dịch. Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua. Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ. Giương mắt bé diễu oai linh virus. Bạn Trung Quốc phải nhục nhằn, tù hãm. Bạn Hàn Quốc phải thừa nhận đã toang. Rồi nước Đức cũng đang phải hoang mang. Vậy mà Ý vẫn đang vô tư lự  

NGUYỄN TRÃI: (*) Việc phòng dịch chốt ở sân bay. Khi nhập cảnh phải đo thân nhiệt. Như nước Đại Việt ta từ trước. Vốn đã phòng dịch bấy lâu. Cách ly phòng ốc đã chia. Khẩu vị Hàn, ta cũng khác. Từ bún, phở bao đời xây nền ẩm thực. Cùng kim chi, bánh gạo mỗi bên hùng cứ một phương. Tuy mặn nhạt mỗi món khác nhau. Nếu đem so nước tôi chẳng kém.  

BÀ HUYỆN THANH QUAN: (*) Bước xuống sân bay bóng xế tà. Dân Hàn chen chúc với dân ta. Deagu ổ dịch vô vài chú. Khai gian nhập cảnh cũng mấy bà.

TheoInternet

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.