Bất ngờ: Tiểu thuyết năm 1981 đã dự đoán virus corona?
PLVN) - Khi virus corona chủng mới gây nên bệnh viêm phổi cấp làm chết hàng ngàn người đang làm cả thế giới lo lắng, thì thật bất ngờ khi phát hiện ra câu chuyện tương tự thế này đã từng được đề cập trong một cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 1981 của Dean Koontz “Đôi mắt của bóng tối”.
Một đoạn trích từ cuốn tiểu thuyết “Đôi mắt của bóng tối” của Dean Koontz đang được chia sẻ trên mạng cho thấy, tác giả người Mỹ này đã viết về một loại virus giống kỳ lạ với virus corona chủng mới. Thậm chí, loại virus trong tiểu thuyết còn được gọi là “Wuhan-400” (Vũ Hán-400) – chính là tên của thành phố nơi khởi phát virus corona cuối tháng 12/2019 vừa qua.
Sự giống nhau này nhanh chóng làm dấy lên nhiều thuyết âm mưu. Trong cuốn tiểu thuyết, “Wuhan-400” là tên một loại virus được phát triển trong phòng nghiên cứu nằm ở ngoại ô thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Trong tác phẩm, “Wuhan-400” được miêu tả là một loại virus nguy hiểm có thể “quét sạch dân cư của một thành phố hoặc một quốc gia” nếu không có biện pháp ứng phó nhanh chóng và hiệu quả.
Bìa cuốn tiểu thuyết "Đôi mắt của bóng tối". Ảnh: Getty Images. |
Tuy nhiên, nhiều người đã nhanh chóng bác bỏ thuyết này, và cho rằng thực tế tên đặt theo từ Vũ Hán có nghĩa là “nơi sự tương đồng kết thúc”.
Tờ tin tức South China Morning Post nhận định rằng một nhà văn thông minh như Dean Koontz (ông hiện 74 tuổi) hẳn đã lựa chọn cái tên “Wuhan-400” bởi ông biết thành phố Vũ Hán là nơi có nhiều trung tâm nghiên cứu.
Nhà văn chuyên sáng tác tiểu thuyết về đề tài tội phạm đến từ Hong Kong - ông Chan Ho-kei - chia sẻ thêm rằng hiện tượng “tiểu thuyết tiên đoán” là một điều thực ra khá thường thấy trong giới văn chương: “Nếu các bạn đọc thật nhiều, thì tôi cá rằng kiểu gì các bạn cũng sẽ tìm thấy những điều mà ta có thể gọi là tiên đoán về hầu hết mọi sự việc trên thế giới này. Đó là một hiện tượng thường thấy trong thế giới văn chương”.
Về phần nhà văn Dean Koontz, ông nhất quyết không đưa ra bình luận gì, và có lẽ chính vì thế mà càng dấy nên sự tò mò, thích thú về một cuốn tiểu thuyết cũ 40 năm trước.
TheoDSPL
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét