9 bài kiểm tra đơn giản để đánh giá sức khỏe của bạn

8:01:00 SA
Sống trong môi trường đang ngày càng ô nhiễm, tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm kém chất lượng, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là điều vô cùng cần thiết đối với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, không ít người ngại chuyện đến viện, ngại phải xếp hàng chờ đợi, thủ tục rườm rà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chúng ta cách thực hiện chi tiết 9 bài kiểm tra sức khỏe, đơn giản và có thể thực hiện bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào.
Các chuyên gia khuyên chúng ta nên thực hiện khám tổng quát toàn bộ ít nhất 1 lần 1 năm để đảm bảo sức khỏe. Thế nhưng bên cạnh việc này, bạn cũng nên tự mình để ý những dấu hiệu bệnh tật cơ bản để đề phòng. Những bài kiểm tra đặc biệt dưới đây sẽ giúp bạn chẩn đoán sớm những căn bệnh nghiêm trọng, thậm chí là trước khi các triệu chứng bệnh xảy đến.
1. Bệnh tim, phổi
Hãy xếp ngón trỏ của bạn ở 2 bàn tay thành hình chữ J lộn ngược, phần móng tay đặt đối diện nhau như trong hình. Bạn có thấy khoảng trống giống như 1 hình kim cương nhỏ ở giữa 2 phần đầu ngón tay? Nếu có thì có nghĩa là tim và mạch máu của bạn đang hoạt động rất hiệu quả.
Còn nếu không thấy khoảng trống thì rất có thể bạn đang có dấu hiệu của móng tay dùi trống. Đây được coi là sự biến  dạng của các móng tay liên quan đến hàng loạt các loại bệnh tật, chủ yếu là các bệnh về tim và phổi.
2. Chứng đột quỵ hay mất trí
Đối với bài kiểm tra này, bạn sẽ cần đến 1 chiếc đồng hồ bấm giờ. Nhấc 1 chân lên sao cho phần hông song song với sàn nhà và bắt đầu tính giờ. Nếu bạn có thể đứng như vậy ít nhất 20 phút thì có nghĩa là bạn sẽ ít có nguy cơ bị đột quỵ hoặc mắc chứng mất trí nhớ hơn so với bình thường. Và ngược lại, nếu bạn gặp khó khăn trong việc đứng bằng 1 chân thì đó là dấu hiệu cho thấy tim mạch hoặc não bộ có vấn đề.
3. Bệnh thiếu máu
Bạn hãy đứng trước gương, dùng tay đã được rửa sạch và kéo nhẹ phần mí mắt dưới xuống. Nếu nó có màu hồng thì mọi chuyện đều bình thường.Tuy nhiên nếu nó là màu hồng nhạt hay thậm chí là màu vàng thì có nghĩa là bạn đang bị thiếu máu. Căn bệnh này xảy ra là do thiếu hemoglobin dẫn đến các mô cơ của cơ thể không được cung cấp đủ oxy và không thể hoạt động hết 100% công suất. Nếu bạn để ý thấy gương mặt mình bị tái nhợt, dễ mệt mỏi và hay thở dốc thì bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay.
4. Mất cân bằng hormone và thiếu nguyên tố vi lượng
Tóc rụng là một điều khá bình thường. Theo các bác sĩ, chúng ta thường rụng 50-100 sợi tóc 1 ngày. Điều này thì không có gì đáng ngại. Thế nhưng để biết khi nào cần thực sự lo lắng bởi tóc rụng, hãy làm bài kiểm tra sau:
– Tóc của bạn lúc này phải sạch và khô. Lấy 1 lọn nhỏ tóc và kéo ra nhưng đừng quá mạnh. Nếu bạn chỉ kéo ra 2-3 sợi tóc thì điều này hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu nhiều hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc rụng tóc như bị stress, vệ sinh tóc kém hoặc là dấu hiệu của những căn bệnh. Tóc sẽ ngày càng mỏng hơn nếu cơ thể bị mất cân bằng hormone hay thiếu chất. Và triệu chứng này cần phải được chú ý quan sát.
5. Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là một tập hợp các triệu chứng của một bệnh thần kinh ngoại biên rất thường gặp ở những người làm việc văn phòng, thường xảy ra khi làm việc bằng tay liên tục duy trì ở một tư thế cố định nào đó trong một thời gian dài.
Hãy nâng tay của bạn lên sao cho phần cẳng tay song song với gương mặt. Hãy cố để những ngón tay chạm vào phần cổ tay. Nếu có thể giữ được từ 1-2 phút thì cơ thể bạn hoàn toàn bình thường. Còn nếu cảm thấy bị ngứa râm ran, bị tê hay phần ngón tay hoặc cổ tay bị đau thì đó có thể là dấu hiệu của hội chứng cổ tay. Hội chứng ống cổ tay tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng về lâu dài có thể dẫn đến tàn tật do tổn thương thần kinh và mạch máu, nếu chậm chữa trị có thể gây tàn tật do tổn thương thần kinh, teo cơ gò cái, nếu không điều trị có thể dẫn đến teo cơ.
6. Tiểu đường
Bạn sẽ cần sự trợ giúp của 1 người khác cùng 1 chiếc bút chì có 1 đầu là tẩy để thực hiện bài kiểm tra này. Nói với bạn của bạn lần lượt dùng 2 đầu của bút chì cọ vào ngón chân. Bạn có thể nói được là đầu nào của chiếc bút chì đang cọ vào chân mình mà không nhìn vào nó không? Nếu không hoàn toàn cảm nhận được thì có nghĩa là các dây thần kinh ở ngón chân không hoạt động hiệu quả. Và độ nhạy cảm thấp có thể là dấu hiệu của chứng tiểu đường.
7. Những vấn đề liên quan đến động mạch
Trong khi nằm thẳng ở trên 1 mặt phẳng, hãy nâng chân tạo thành 1 góc 45 độ và giữ tư thế này trong vòng vài phút. Rồi sau đó, hãy đánh giá tình trạng màu sắc của bàn chân. Nếu bàn chân và ngón chân trở nên tái nhợt thì có nghĩa là sự tuần hoàn máu trong cơ thể bạn đang rất kém.
Các động mạch chịu trách nhiệm cung cấp máu đến các chi. Và khi động mạch bị tắc nghẽn, các cơ không được cung cấp đủ oxy sẽ dẫn đến những triệu chứng như tê, đau… Nếu để lâu không chữa trị, điều này có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ.
8. Thính giác
Bạn sẽ cần 1 căn phòng thật yên tĩnh để kiểm tra thính giác của mình. Đặt tay vào gần tai và chà xát các ngón tay với nhau. Bạn có nghe thấy âm thanh gì không? Sau đó, hãy đưa tay ra xa và tiếp tục cọ xát. Bạn vẫn nghe thấy âm thanh chứ? Nếu có thì xin chúc mừng, thính giác của bạn hoàn toàn bình thường. Hãy thực hiện với cả  2 bên tai để kiểm tra nhé.
9. Dự đoán sự phát triển của bệnh tim mạch
Hãy leo cầu thang (ít nhất từ 8-12 bậc) trong khi đang hát hoặc nói chuyện điện thoại. Yếu tố tiên quyết của bài kiểm tra này là phải nói trong khi di chuyển. Nếu bạn cảm thấy tim đập mạnh và khó thở, đồng nghĩa với việc hệ thống tim mạch và phổi của bạn không thể đáp ứng được các hoạt động thể chất.


Những bài kiểm tra trên đây có thể phát hiện phần nào những dấu hiệu bệnh tật nhưng cũng không gì bằng kiểm tra tỉ mỉ tại bệnh viện cùng với chẩn đoán của bác sĩ. Nếu có bất kì dấu hiệu nào khiến bạn phải lo lắng thì nên đi khám ngay nhé.
TheoPngd.vn

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.