Tôi muốn kể cho mọi người nghe về câu chuyện của ông nội tôi.

4:17:00 CH









See the source image

See the source image

                   Tôi muốn kể cho mọi người nghe về câu chuyện của ông nội tôi.

Hồi nhỏ gia cảnh của ông nội tôi rất tốt, cụ thân sinh ra ông nội là một thương nhân có tầm cỡ ở đất Hồng Kông. Cũng chính vì vậy mà ngay từ nhỏ ông nội đã được tận hưởng cuộc sống của một đại thiếu gia vương giả, hàng ngày mặc đồ Tây, uống sữa cao cấp đắt tiền.

Nhưng rồi vào năm ông nội lên 8 tuổi thì gia đình gặp biến cố, cụ thân sinh ra ông bị bắt đi, sống chết không rõ, gia sản tiêu tán chẳng còn gì. Từ thân phận là một đại thiếu gia, sau một đêm, ông nội trở thành một đứa trẻ đẩy xe bán đậu hũ. Cũng vì thế mà ông đã không ngừng nỗ lực phấn đấu học tập, cần cù chịu khó, để trang bị cho mình một hành trang với đầy đủ tri thức của tuổi thanh niên tràn đầy nhựa sống bước vào đời.

Rồi một ngày, ông gặp được một người con gái xinh đẹp, người đã trở thành bà nội tôi sau này.





Bà nội có gia cảnh rất tốt, cuộc sống đa dạng sắc màu, bà biết chơi Piano, thích xem TV ngoại quốc, yêu ca hát, thích thiên nhiên hoa cỏ, là người sống cá tính nhưng lại rất thánh thiện.

Vậy là ông bắt đầu hành trình theo đuổi bà, lúc đầu ông thường thường viết thư tình gửi cho bà, nhưng sau rồi ông nghĩ viết thư tình chi bằng viết nhật ký yêu thương.

Ông đem những nhớ nhung, chờ đợi hàng ngày của mình viết thành những bài thơ ngôn tình thắm thiết trao gửi cho bà để bày tỏ nỗi lòng thương nhớ. Nó tạo thành một giai điệu tình yêu lãng mạn và độc đáo, một lần ông có thể viết được cả mấy trang giấy. Thời gian cứ thế trôi qua, ông không hề chùn bước, ngọn lửa tình yêu trong ông vẫn không ngừng lớn mạnh từng ngày. Rồi thời gian cứ thế qua đi, cho tới một ngày, ngay cả phụ thân của bà nội cũng thích những áng thơ tình mà ông trao gửi tới cho bà.

Sau cùng ông và bà cũng được đến với nhau trong vòng tay chúc phúc của người thân. Ông luôn luôn là một chỗ dựa vững chắc nhất của bà, luôn là người hậu thuẫn cho bà trong cuộc sống, và với ông, đó cũng là tình yêu trân quý nhất.


(Ảnh minh hoạ: Pixabay)

Vì gia cảnh khó khăn, hai người đưa nhau về quê sinh sống, họ trải qua những tháng ngày thanh đạm mà hạnh phúc bên nhau. Khi tôi sinh ra, lúc còn nhỏ ấn tượng của tôi về ông bà cũng không có sâu đậm lắm, chỉ biết rằng từ lúc tôi sinh ra ông bà rất kiên trì ghi nhật ký cho tôi hàng ngày. Còn nhớ khi còn nhỏ, mỗi khi tôi khóc kéo tay bà đi chơi, ông nội thường nói: “Ngoan nào, để ông chơi với cháu, lưng bà không khỏe chạy sẽ bị đau”.

Và rồi tôi lớn lên… tôi dần dần nhận ra và đúc kết được một chân lý, đó chính là, bất kể bà nội làm gì, dù đúng dù sai, thì ông đều đứng về phía bà. Nó giống như một câu ngôn tình rất lãng mạn mà có ai đó từng nói: “Nếu như cả thế giới này không ai đứng về em thì tôi sẽ là người đứng bên em”.

Có những lần họp mặt gia đình, ý kiến bất đồng, mọi người đều cho rằng ý kiến của bà nội không được thoả đáng lắm nhưng ông nội vẫn đứng về phía bà mà giáo huấn cả nhà, nói rằng ý kiến bà là đúng! Ông luôn hậu thuẫn bà vô điều kiện trong mọi hoàn cảnh, kỳ thực đây cũng chính là sự bao dung độ lượng, sự nhẫn nại vô bờ bến mà ông dành cho bà. Ông thường nói: “Ngay cả ông cũng không bảo vệ bà, vậy thì bà sẽ ra sao?”. Ông thường nhẹ nhàng vào phòng cha tôi mà nói:



Khi cha tôi nghe được những lời này, có một cảm xúc dâng trào không thể nói được thành lời, khoé mắt cay cay một niềm hạnh phúc ấm áp…





Sau khi lên đại học, tôi và ông bà luôn duy trì viết thư thăm hỏi và tâm sự. Một là vì một năm mới gặp nhau được 2 lần, hai là chúng tôi rất thích cách thức trao đổi thư từ qua lại kiểu cổ điển này. Lời văn và nét chữ thư pháp của ông bà rất hay, mỗi lần đọc thư, tôi có thể học hỏi thêm rất nhiều điều. Thú vị hơn nữa là, cả hai ông bà đều viết thư cho tôi nhưng đặc biệt, không khi nào xem thư của đối phương, vô cùng thú vị.

Đến đại học năm thứ 4, trong tay tôi có cả một chồng thư của ông bà, mỗi lần nhận được thư của ông bà, với tôi giống như là một ngày lễ vô cùng hạnh phúc. Ông thì thường chú trọng những việc mang tính triết học từ những sự việc nhỏ đến việc lớn, bà thì lại hay tả những sự việc hàng ngày một cách sống động, tất cả đều rất thú vị.


(Ảnh minh hoạ: Shutterstock)

Có một lần ông gửi thư cho tôi, trong đó có một đoạn:

“Hôm nay thấy trời rất đẹp, ông muốn cất bước đi dạo một lúc, nhưng rồi đi được giữa đường trời bất chợt đổ cơn mưa nhẹ. Ông đảo mắt nhìn quanh nhưng không tìm được chỗ trú mưa, bèn vội vàng đảo bước chạy xuống núi. Sau khi xuống núi tìm được một quán nhỏ bên đường trú tạm, lúc này trời lại đổ mưa to xối xả, ông đành gọi một chiếc taxi về nhà.

Về đến nhà lại một trận mua to khủng khiếp nữa trút xuống, cửa phòng thì đóng kín, bà con lại không thấy có trong phòng. Thực ra, trước đó ông và bà vì một chút việc nhỏ mà hai người có sự bất đồng, cả hai có chút không vui. Lúc này ông mới lo lắng, không biết bà con đi ra vườn hoa ở phía Bắc hay là đi ra quảng trường? Trời âm u sao không biết về nhà sớm cơ chứ? Ông muốn mang ô đi đón bà con, nhưng phân vân không biết là nên đi hướng nào? Có lẽ là phải đi cả hai.

Đang định bước ra cửa đi đón thì bà con về, hoá ra bà con mang ô đi tìm ông. Ông vừa cảm động vừa trách bà, sức khỏe không tốt, mưa to như vậy không cần phải đi đón ông, bà liền trả lời là sợ ông dính mưa”.




Khi đọc xong những dòng này, tôi đột nhiên hiểu ra một điều, cái mà mọi người gọi là “Bách niên giai lão”, kỳ thực cũng không phải là điều gì đó quá mức xa vời. Đó chính là những năm tháng hai người bên nhau, dần dần hiểu được nhau, nó trở thành những thói quen trong cuộc sống. Làm sao để có một mối quan hệ lâu dài mà không gây cho đối phương sự nhàm chán? Điều đó phụ thuộc vào chính sự dụng tâm này.

Trong những năm tháng khó khăn trong cuộc đời, tôi nghĩ rằng việc “nguyện cùng nhau đi đến trăm năm đầu bạc răng long không rời” cũng chẳng thể bằng được việc có được một người bạn đời hiểu mình, những lúc bất đồng hay cãi lộn đó, nó cũng chỉ là gia vị của tình yêu. Khi hai người thực sự có thể sống vì nhau, thì trong mọi hoàn cảnh, điều đầu tiên họ nghĩ chính là vì đối phương. Ở đây hai người vì sợ bạn đời của mình bị ướt, điều đầu tiên là nghĩ cho đối phương, quên bản thân mình mang ô đi đón đối phương.

Sau khi đọc hết lá thư, tôi cảm nhận rằng không quan trọng là tình yêu đó như thế nào, quan trọng là có thể thấu hiểu và nhẫn nại.


(Ảnh minh hoạ: Shutterstock)

Ông nội tôi thường nói:

“Thế giới không hoàn hảo nhưng bà nội con là người hoàn hảo”.

Hai năm nay bà nội tham gia vào lớp học hát cho người cao tuổi, ông nội vô cùng khích lệ tuổi bà, hàng tuần bất kể mưa nắng thế nào đều đưa đón bà đi học. Vì bà nội có tuổi rồi, trí nhớ cũng không còn minh mẫn nữa, thường học trước quên sau. Chính vì vậy ông nội cùng thi học thuộc lời bài hát với bà, ông thường xuyên kêu con cháu khen bà nội giỏi và nhường cho bà thắng. Ông nội thích xem các phim lịch sử, nhưng mỗi tối ông đều ngồi cùng bà xem những tiết mục mà bà thích từ những vở như ‘Gia đình Hàn Quốc’ đến ‘Hậu cung Chân Hoàn truyện’… Bởi như ông nội cảm nhận, thế giới này không hoàn mỹ, nhưng bà nội luôn là người hoàn mỹ.

Bởi vậy, nhẫn nại đối với ông cũng là cam tâm tình nguyện, toàn lực làm cho bà vui.

Còn nhớ trước đây cô tôi thường nói với tôi: “Cháu phải tỉnh táo một chút, sau này kiếm bạn trai đừng có lấy ông nội cháu ra làm mẫu bạn trai của mình, bởi vì không ai có thể so sánh được với ông nội cháu đâu!”.

Mỗi lần giở lại những bức thư mà ông bà nội dụng tâm viết cho tôi, cũng như nghĩ đến tình cảm chân thành mà ông bà đã dành cho nhau suốt quãng đời qua, luôn khiến tôi có những cảm xúc dạt dào khó tả bằng lời.

Tôi hiểu rằng, “Bách niên giai lão”, nó không hề liên quan gì đến tình yêu, nó là sự nhẫn nại, bao dung, nhưng mà sự bao dung ấy lại thể hiện một tình yêu chân thành và sâu sắc nhất. Người thực sự yêu thương bạn, chính là người có thể luôn luôn vì bạn mà nhẫn nại, bao dung trong mọi hoàn cảnh.

Andy ST

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.