Năm 2035, GDP bình quân Việt Nam đạt mức 10.000USD/người ??
by DI
2:59:00 CH
Read
Bạn có biết
2:59:00 CH
Cải thiện năng suất là then chốt trong sự phát triển.
Cần phải làm gì để GDP bình quân của người Việt Nam tăng từ 2.600USD/người/năm như hiện nay đạt mức 10.000USD/người/năm vào năm 2035?
10.000USD/người là mức khó
Tại Diễn đàn “Cải cách và phát triển Việt Nam (VRDF) 2019 với chủ đề “Việt Nam: Khát vọng thịnh vượng - Ưu tiên và hành động”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Trong 8 tháng năm 2019, tình hình kinh tế - xã hội trong nước tiếp tục xu hướng tích cực, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, năng lực cạnh tranh quốc gia được nâng lên.
Theo đó, tăng trưởng GDP năm 2019 của Việt Nam chắc chắn sẽ đạt được cận cao của mục tiêu từ 6,6 đến 6,8% như Quốc hội đề ra. Việt Nam đang nỗ lực phát triển, hội nhập thành công vào thế giới và Việt Nam học hỏi có chọn lọc các mô hình thành công của quốc tế, tiếp tục nỗ lực, khát vọng mạnh mẽ để vươn lên phát triển bền vững.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam năm 2019 đã tăng 3 bậc so với năm 2018, xếp thứ 42/129 quốc gia; đứng thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp và thứ 3 trong ASEAN (sau Singapore và Malaysia).
Số liệu của Bộ KHĐT cũng cho thấy, đến hết năm 2018, quy mô GDP nước ta đạt trên 250 tỉ USD, thuộc nhóm 45 nền kinh tế có quy mô GDP lớn nhất thế giới, GDP bình quân đầu người đạt xấp xỉ 2.600USD. Việt Nam đang hướng tới mục tiêu đạt mức thu nhập khoảng 10.000USD/người vào năm 2035 và để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi các chính sách hỗ trợ phù hợp của Chính phủ.
Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam - ông Ousmane Dione - cho rằng, có 2 yếu tố then chốt quyết định sự thành công của Việt Nam. Trong đó quan trọng là chất lượng tăng trưởng. Để tăng năng suất, Việt Nam phải cải thiện mọi mặt về chất lượng, từ phân bổ nguồn lực hiệu quả, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng hiệu quả đầu tư vào hạ tầng cho đến đổi mới sáng tạo. Hai là cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh. Việc tiếp tục cải cách thể chế mạnh mẽ cùng với giải quyết các vướng mắc trong cung cấp dịch vụ công sẽ là chìa khóa để xử lý vấn đề.
Cải thiện năng suất là then chốt
Theo TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, nâng cao chất lượng nguồn lao động và tạo việc làm thoả đáng và bền vững chính là yêu cầu xuyên suốt quan trọng hàng đầu của việc cải thiện năng suất lao động ở Việt Nam.
TS Vũ Tiến Lộc cho rằng, chất lượng của nguồn nhân lực ở Việt Nam đang một thách thức quan trọng khi Việt Nam chỉ có 8% lao động có trình độ đại học. Có đến 80 - 85% doanh nghiệp phàn nàn vì khó tuyển dụng lao động có kỹ năng quản trị và tay nghề kỹ thuật. “Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới Việt Nam nằm trong nhóm các nền kinh tế chưa sẵn sàng cho nền kinh tế số mà chất lượng nguồn nhân lực là một rào cản. Vì vậy, quốc sách về giáo dục cần được đẩy mạnh, đối tác công - tư và vai trò của tư nhân trong lĩnh vực đào tạo cần phải đóng vai trò then chốt. Về nội dung đào tạo, cần đẩy mạnh phương thức giáo dục đào tạo nghề kép “gắn xưởng với trường” và rút ngắn thời gian đào tạo đại học chuyên ngành, ví dụ chỉ cần 2 năm, để bắt kịp xu thế thay đổi của công nghệ và đáp ứng nhanh yêu cầu về nguồn cung lao động chất lượng cao, chú trọng các chương trình ưu tiên STEAM như khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học” - TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
3 khuyến nghị để thúc đẩy tăng trưởng
Theo Bộ KHĐT, để đạt mức thu nhập bình quân 10.000USD vào năm 2035 gắn với 3 trụ cột: Kinh tế Việt Nam thịnh vượng đi đôi với bền vững về môi trường; Công bằng và hòa nhập xã hội; Nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước, Chính phủ đã đặt ra 6 trọng tâm cải cách, bao gồm: Hiện đại hóa nền kinh tế và phát triển khu vực tư nhân; xây dựng năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia; nâng cao hiệu quả kinh tế của đô thị hóa và phát triển lãnh thổ; phát triển bền vững về môi trường và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; đảm bảo công bằng và thúc đẩy hòa nhập xã hội; thể chế hiện đại và Nhà nước hiệu quả.
Để thúc đẩy đầu tư và đẩy mạnh tăng trưởng, ông Sebastian Eckardt - chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) - đưa ra 3 khuyến nghị cho Việt Nam: Thứ nhất, cần nâng cao hiệu quả trung gian tài chính. Việt Nam cần nâng cao chất lượng và sự ổn định, giảm tính tổn thương của khu vực ngân hàng để bảo vệ khu vực kinh tế thực thông qua cải thiện khung pháp lý, khả năng giám sát, xử lý nợ...; phát triển chiều sâu thị trường vốn để tạo thêm nguồn vốn dài hạn cho doanh nghiệp. Thứ hai, cải cách môi trường kinh doanh, trong đó phải đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cải cách doanh nghiệp nhà nước thông qua cổ phần hoá, cạnh tranh công bằng… Thứ ba, cần đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, trong đó cần thực thi hiệu quả bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ
Tăng trưởng GDP đạt mức 6,5 - 7% năm 2020 và đạt mức 5,6 - 7,5% vào năm 2030. GDP bình quân/người đạt mức 3.000 - 3.500USD vào năm 2020 và mức 6.000 - 6.500USD vào năm 2030; 10.000USD/người vào năm 2035.
Về cơ cấu kinh tế, tỉ lệ nông nghiệp ở mức 15% vào năm 2020 và giảm xuống dưới 10% vào năm 2030; tỉ lệ công nghiệp ở mức 40% vào năm 2020 và đạt 10 - 41% vào năm 2030. Dịch vụ đạt mức 45% vào năm 2020 và ở mức 49 - 50% vào năm 2030.
Về tỉ lệ công nghiệp chế tạo/GDP đạt mức 20% vào năm 2030. Về tốc độ tăng năng suất lao động/năm ở mức 5,8% vào năm 2020 và mức 6 - 6,5% vào năm 2030. Tỉ lệ lao động nông nghiệp/tổng lao động ở mức 40% năm 2020 giảm xuống còn 20 - 25% vào năm 2030. Tỉ lệ đô thị hóa từ 38 - 40% vào năm 2020 và mức 40 - 45% vào năm 2030. Chính phủ cũng phấn đấu nâng năng lực cạnh tranh đến năm 2020 ở mức trung bình ASEAN 4.
Năm 2035, GDP bình quân Việt Nam đạt mức 10.000USD/người ??
Reviewed by DI
on
2:59:00 CH
Rating: 5
Tags :
Bạn có biết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét