3 thiên đường “mùa vàng” ở Tây Bắc
- Tháng 9 sang thu cũng là thời điểm những cung đường đưa du khách đến Tây Bắc trở nên nhộn nhịp hơn. Từng thửa ruộng bậc thang trùng điệp nhuộm vàng khắp các triền núi, bao bọc những con sông và trải dài qua các bản làng. Nếu muốn săn được ảnh đẹp với “mùa vàng” Tây Bắc thì nhất định không thể bỏ lỡ 3 địa điểm sau.
Mù Cang Chải (Yên Bái)
Nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất Việt Nam cùng cơ hội được đi qua một trong 4 tứ đại đỉnh đèo: Khau Phạ, Mù Cang Chải luôn là cái tên đầu tiên được nhắc đến khi du khách nghĩ về “mùa vàng” Tây Bắc.
Hình ảnh nhìn từ trên cao những thửa ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải như một kiệt tác của người nông dân Tây Bắc. (Ảnh: Phạm Công Sơn)
Mùa lúa chín Mù Cang Chải bắt đầu từ cuối tháng 8 kéo dài sang đầu tháng 10. Trong đó cao điểm nhất từ 15/9 đến 25/9, đây là thời gian lúa chuyển màu vàng ươm trên các thửa ruộng bậc thang, đồng thời là lúc diễn ra Lễ hội “Bay lên mùa vàng” (Từ ngày 20-23/9).
Lễ hội “Bay lên mùa vàng” được tổ chức hàng từ ngày 20-23/9. Đây là dịp thu hút rất nhiều khác du lịch và nhiếp ảnh gia trong nước và quốc tế đến tham gia. (Ảnh: Phạm Công Sơn)
Lộ trình khám phá Mù Cang Chải có 2 cách khác nhau: Cách 1 đi xe khách giường nằm (Khoảng 250.000đ/người/lượt) từ Hà Nội đến thẳng bến xe Mù Cang Chải, sau đó thuê xe máy khám phá các điểm “check in” nổi tiếng.
Cách 2, du khách đi xe từ Hà Nội đến thị trấn Nghĩa Lộ (Khoảng 160.000đ/người/lượt) sau đó thuê xe từ Nghĩa Lộ đến Mù Cang Chải quãng đường khoảng 100km. Trên cùng quãng đường du khách sẽ đi qua 2 địa điểm nổi tiếng là xã Tú Lệ và đèo Khau Phạ.
Những chòi gỗ như thế này trở thành điểm “sống ảo” lý tưởng cho các bạn trẻ. (Ảnh: Hằng Dâu)
Vẻ đẹp của xứ “Mù” không chỉ thu hút bởi những thửa ruộng bậc thang trải dài khắp cùng đường mà còn bị ẩn tượng bởi cuộc sống đăc trưng của dân tộc H’mông trong các bản làng. Ngoài Tú Lệ; đèo Khau Phạ, các bản như La Pán Tẩn; Chế Cu Nha; Dế Xu Phình cũng là những nơi không thể bỏ lỡ khi đến Mù Cang Chải.
Lưu ý du khách nên đặt trước phòng từ 20 ngày đến 1 tháng trước chuyển đi.
Một điểm nhìn đẹp, bình yên từ homestay ở Mù Cang Chải. (Ảnh: Nguyễn Quỳnh Trang)
Ý Tý (Bát Xát - Lào Cai)
Cùng với Mù Cang Chải, Y Tý tháng 9 cũng là địa điểm vàng để check in bên những cách đồng bát ngát.
Y Tý tuy là một xã nhỏ mới phát triển du lịch nhưng cảnh sắc thiên nhiên ở đây đẹp không kém gì những vùng đất rộng lớn khác (Ảnh: Hai Yen Chu)
Mùa lúa chín ở Y Tý thường bắt đầu sớm hơn những địa điểm khác, trong khoảng từ 25/8 đến cuối tháng 9. Tùy năm và tùy từng vụ lúa khác nhau mà thời điểm gặt lúa cũng khác nhau, du khách nên hỏi trước các chủ homestay tại đó để lên lịch trình cho phù hợp.
Mùa lúa ở Y Tý thường kết thúc sớm hơn mùa lúa ở những địa điểm khác. (Ảnh: Hoàng Thế Anh)
Lúa chín ở Y Tý không tập chung thành từng khu, cũng không có điểm ngắm lúa cụ thể như Mù Cang Chải mà trải dải trên khắp cung đường từ Sapa – Sàng Ma Sáo – Mường Hum – Y Tý – Khu Chu Lìn… Bởi vậy, phương tiện thích hợp nhất cho lộ trình này là xe máy.
Nhìn từ trên cao, những thửa ruộng bậc thang như một tấm thảm vàng trả giữa núi rừng Y Tý (Ảnh: Hai Yen Chu)
Quãng đường từ Hà Nội lên Y Tý cũng chia làm 2 chặng: Từ Hà Nội – Sapa (xe khách giường nằm khoảng: 260.000đ/người/lượt). Chặng 2 thuê xe máy từ SaPa (100.000đ/xe) lên Y Tý khoảng 100km trên đường sẽ đi qua 1 trong tứ đại đỉnh đèo Ô Quy Hồ.
Đây chắc chắn là nơi săn ảnh “mùa vàng” lý tưởng của các bạn trẻ. (Ảnh: Hoài Anh Đào).
Ngoài ra, Y Tý còn một số các địa điểm hay được giới trẻ check in như: Bản Choản Thèn, thôn Hồng Ngài, Ngải Thầu Thượng,…
Hoàng Su Phì (Hà Giang)
Mảnh đất Hoàng Su Phì nằm dưới chân Tây Côn Lĩnh hùng vĩ cũng là một trong những điểm ngắm lúa đẹp nhất Việt Nam.
Cũng giống các điểm khác ở Tây Bắc đều trồng lúa trên ruộng bậc thang, lúa ở Hoàng Su Phì quanh năm chỉ có một vụ chín vào tháng 9 đến cuối tháng 10.
Mùa lúa chín muộn ở Hoàng Su Phì là cơ hội cho những ai không may bỏ lỡ những địa điểm trên. (Ảnh: Phong Vo)
Nếu bị lỡ cơ hội chinh phục các thửa ruộng bậc thang đẹp ở địa điểm khác du khách vẫn có thể tìm đến Hoàng Su Phì để trải nghiệm mùa lúa chín muộn.
Đường đi Hoàng Su Phì tương đối hiểm trở nên lưu ý di chuyển bằng xe máy phải đi đúng tốc độ và chắc tay lái. Qua những cung đường đèo uốn lượn song song 2 bên đường là thửa ruộng bậc thang rộng mênh mông, hương lúa chín thoang thoảng sẽ làm cho cuộc hành trình trở nên thư dãn hơn.
Thiên nhiên hùng vĩ, địa hình hiểm trở của núi rừng Hoàng Su Phì trở nên dịu dàng hơn khi được bảo phủ bởi “biển vàng”. (Ảnh: Phong Vo)
Từ Hà Nội đi Hoàng Su Phì có thể chia làm 2 chặng: Hà Nội – Hà Giang (xe giường nằm 250.000đ/người/lượt), sau đó thuê xe máy ở thành phố Hà Giang (khoảng 150.000đ/xe) – Bắc Quang – Tân Quang – Hoàng Su Phì, quãng đường dài khoảng 70km.
Dãy phòng homestay lấp ló giữ núi rừng. (Ảnh: Phong Vo)
Ruộng bậc thang có ở hầu hết các xã trên đia bàn huyện Hoàng Su Phì, nhưng tập chung nhiều và đẹp nhất phải kể đến: Xã Bản Luốc; Sán Sả Hồ; xã Bản Nùng; Hồ Thầu…
Mùa thu Tây Bắc đẹp và nên thơ hơn qua những bức ảnh. (Ảnh: Phong Vo)
Các điểm săn ảnh “mùa vàng” ở Tây Bắc có nhiều đặc điểm giống nhau như đều có địa hình đồi núi, đèo dốc uốn lượn, đều sở hữu những thửa ruộng bậc thang trùng điệp, rộng mệnh mông và đều có vụ lúa chín giao động từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm.
Tùy thuộc mong muốn và sở thích mỗi người có thể lựa chọn điểm đến phù hợp: Một Mù Cang Chải đông đúc nhộn nhịp với lễ hội “Bay lên mùa vàng”, một Y Tý thu nhỏ và bình yên hay một Hoàng Su Phì hùng vĩ, hiểm trở nhưng cũng rất nên thơ bởi màu vàng của lúa chín.
Nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất Việt Nam cùng cơ hội được đi qua một trong 4 tứ đại đỉnh đèo: Khau Phạ, Mù Cang Chải luôn là cái tên đầu tiên được nhắc đến khi du khách nghĩ về “mùa vàng” Tây Bắc.
Hình ảnh nhìn từ trên cao những thửa ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải như một kiệt tác của người nông dân Tây Bắc. (Ảnh: Phạm Công Sơn)
Mùa lúa chín Mù Cang Chải bắt đầu từ cuối tháng 8 kéo dài sang đầu tháng 10. Trong đó cao điểm nhất từ 15/9 đến 25/9, đây là thời gian lúa chuyển màu vàng ươm trên các thửa ruộng bậc thang, đồng thời là lúc diễn ra Lễ hội “Bay lên mùa vàng” (Từ ngày 20-23/9).
Lễ hội “Bay lên mùa vàng” được tổ chức hàng từ ngày 20-23/9. Đây là dịp thu hút rất nhiều khác du lịch và nhiếp ảnh gia trong nước và quốc tế đến tham gia. (Ảnh: Phạm Công Sơn)
Lộ trình khám phá Mù Cang Chải có 2 cách khác nhau: Cách 1 đi xe khách giường nằm (Khoảng 250.000đ/người/lượt) từ Hà Nội đến thẳng bến xe Mù Cang Chải, sau đó thuê xe máy khám phá các điểm “check in” nổi tiếng.
Cách 2, du khách đi xe từ Hà Nội đến thị trấn Nghĩa Lộ (Khoảng 160.000đ/người/lượt) sau đó thuê xe từ Nghĩa Lộ đến Mù Cang Chải quãng đường khoảng 100km. Trên cùng quãng đường du khách sẽ đi qua 2 địa điểm nổi tiếng là xã Tú Lệ và đèo Khau Phạ.
Những chòi gỗ như thế này trở thành điểm “sống ảo” lý tưởng cho các bạn trẻ. (Ảnh: Hằng Dâu)
Vẻ đẹp của xứ “Mù” không chỉ thu hút bởi những thửa ruộng bậc thang trải dài khắp cùng đường mà còn bị ẩn tượng bởi cuộc sống đăc trưng của dân tộc H’mông trong các bản làng. Ngoài Tú Lệ; đèo Khau Phạ, các bản như La Pán Tẩn; Chế Cu Nha; Dế Xu Phình cũng là những nơi không thể bỏ lỡ khi đến Mù Cang Chải.
Lưu ý du khách nên đặt trước phòng từ 20 ngày đến 1 tháng trước chuyển đi.
Một điểm nhìn đẹp, bình yên từ homestay ở Mù Cang Chải. (Ảnh: Nguyễn Quỳnh Trang)
Ý Tý (Bát Xát - Lào Cai)
Cùng với Mù Cang Chải, Y Tý tháng 9 cũng là địa điểm vàng để check in bên những cách đồng bát ngát.
Y Tý tuy là một xã nhỏ mới phát triển du lịch nhưng cảnh sắc thiên nhiên ở đây đẹp không kém gì những vùng đất rộng lớn khác (Ảnh: Hai Yen Chu)
Mùa lúa chín ở Y Tý thường bắt đầu sớm hơn những địa điểm khác, trong khoảng từ 25/8 đến cuối tháng 9. Tùy năm và tùy từng vụ lúa khác nhau mà thời điểm gặt lúa cũng khác nhau, du khách nên hỏi trước các chủ homestay tại đó để lên lịch trình cho phù hợp.
Mùa lúa ở Y Tý thường kết thúc sớm hơn mùa lúa ở những địa điểm khác. (Ảnh: Hoàng Thế Anh)
Lúa chín ở Y Tý không tập chung thành từng khu, cũng không có điểm ngắm lúa cụ thể như Mù Cang Chải mà trải dải trên khắp cung đường từ Sapa – Sàng Ma Sáo – Mường Hum – Y Tý – Khu Chu Lìn… Bởi vậy, phương tiện thích hợp nhất cho lộ trình này là xe máy.
Nhìn từ trên cao, những thửa ruộng bậc thang như một tấm thảm vàng trả giữa núi rừng Y Tý (Ảnh: Hai Yen Chu)
Quãng đường từ Hà Nội lên Y Tý cũng chia làm 2 chặng: Từ Hà Nội – Sapa (xe khách giường nằm khoảng: 260.000đ/người/lượt). Chặng 2 thuê xe máy từ SaPa (100.000đ/xe) lên Y Tý khoảng 100km trên đường sẽ đi qua 1 trong tứ đại đỉnh đèo Ô Quy Hồ.
Đây chắc chắn là nơi săn ảnh “mùa vàng” lý tưởng của các bạn trẻ. (Ảnh: Hoài Anh Đào).
Ngoài ra, Y Tý còn một số các địa điểm hay được giới trẻ check in như: Bản Choản Thèn, thôn Hồng Ngài, Ngải Thầu Thượng,…
Hoàng Su Phì (Hà Giang)
Mảnh đất Hoàng Su Phì nằm dưới chân Tây Côn Lĩnh hùng vĩ cũng là một trong những điểm ngắm lúa đẹp nhất Việt Nam.
Cũng giống các điểm khác ở Tây Bắc đều trồng lúa trên ruộng bậc thang, lúa ở Hoàng Su Phì quanh năm chỉ có một vụ chín vào tháng 9 đến cuối tháng 10.
Mùa lúa chín muộn ở Hoàng Su Phì là cơ hội cho những ai không may bỏ lỡ những địa điểm trên. (Ảnh: Phong Vo)
Nếu bị lỡ cơ hội chinh phục các thửa ruộng bậc thang đẹp ở địa điểm khác du khách vẫn có thể tìm đến Hoàng Su Phì để trải nghiệm mùa lúa chín muộn.
Đường đi Hoàng Su Phì tương đối hiểm trở nên lưu ý di chuyển bằng xe máy phải đi đúng tốc độ và chắc tay lái. Qua những cung đường đèo uốn lượn song song 2 bên đường là thửa ruộng bậc thang rộng mênh mông, hương lúa chín thoang thoảng sẽ làm cho cuộc hành trình trở nên thư dãn hơn.
Thiên nhiên hùng vĩ, địa hình hiểm trở của núi rừng Hoàng Su Phì trở nên dịu dàng hơn khi được bảo phủ bởi “biển vàng”. (Ảnh: Phong Vo)
Từ Hà Nội đi Hoàng Su Phì có thể chia làm 2 chặng: Hà Nội – Hà Giang (xe giường nằm 250.000đ/người/lượt), sau đó thuê xe máy ở thành phố Hà Giang (khoảng 150.000đ/xe) – Bắc Quang – Tân Quang – Hoàng Su Phì, quãng đường dài khoảng 70km.
Dãy phòng homestay lấp ló giữ núi rừng. (Ảnh: Phong Vo)
Ruộng bậc thang có ở hầu hết các xã trên đia bàn huyện Hoàng Su Phì, nhưng tập chung nhiều và đẹp nhất phải kể đến: Xã Bản Luốc; Sán Sả Hồ; xã Bản Nùng; Hồ Thầu…
Mùa thu Tây Bắc đẹp và nên thơ hơn qua những bức ảnh. (Ảnh: Phong Vo)
Các điểm săn ảnh “mùa vàng” ở Tây Bắc có nhiều đặc điểm giống nhau như đều có địa hình đồi núi, đèo dốc uốn lượn, đều sở hữu những thửa ruộng bậc thang trùng điệp, rộng mệnh mông và đều có vụ lúa chín giao động từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm.
Tùy thuộc mong muốn và sở thích mỗi người có thể lựa chọn điểm đến phù hợp: Một Mù Cang Chải đông đúc nhộn nhịp với lễ hội “Bay lên mùa vàng”, một Y Tý thu nhỏ và bình yên hay một Hoàng Su Phì hùng vĩ, hiểm trở nhưng cũng rất nên thơ bởi màu vàng của lúa chín.
Thanh Thúy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét