Khu vực nào ảnh hưởng sau vụ cháy Nhà máy Rạng Đông?

2:06:00 CH
Kết quả hình ảnh cho thủy ngân



Khu vực nào ảnh hưởng sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông?

HÀ NỘIKhu vực trong bán kính 500 m quanh kho cháy Rạng Đông là vùng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, dưới phạm vi 200 m là mất an toàn. 

Video :VNexpress
BTV: Thuỳ Ngân


Dấu hiệu nhiễm độc thủy ngân

Khi nhiễm độc thủy ngân mức độ thấp, người ta bị tê và đau nhói ở môi, ngón tay, ngón chân; nếu nặng có thể phù phổi cấp, suy hô hấp.

Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Quận Thủ Đức TP HCM, cho biết hiện tượng tê và đau nhói ở môi, ngón tay, ngón chân do ngộ độc thủy ngân gọi là chứng dị cảm (paresthesia).
Tùy thuộc dạng thủy ngân, khoảng thời gian, cường độ tiếp xúc và một vài điều kiện cơ thể mà biểu hiện ngộ độc ở mỗi người khác nhau. Dấu hiệu nhiễm độc thủy ngân xuất hiện sau nhiều ngày đến nhiều tuần kể từ khi tiếp xúc với nguồn.
Nuốt thủy ngân vô cơ gây ngộ độc cấp; tiếp xúc với dạng hữu cơ như ăn phải cá chứa thủy ngân thường gây ngộ độc mạn; hít phải hơi thủy ngân gây bệnh phổi nặng cấp tính.
Người tiếp xúc với nồng độ thủy ngân trong không khí trên 50 microgram/m3 trong thời gian dài sẽ xuất hiện các triệu chứng như run rẩy, mất khả năng điều hòa vận động, thay đổi tính cách, mất trí nhớ, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, giảm cân, căng thẳng tâm lý, viêm lợi... Nặng hơn có thể dẫn đến phù phổi cấp, suy hô hấp và tử vong..
Bệnh nhân được lấy máu xét nghiệm thủy ngân sau cháy kho Rạng Đông, tại Bệnh viện Bạch Mai sáng 30/8. Ảnh: Ngọc Thành.
Bệnh nhân được lấy máu xét nghiệm thủy ngân sau cháy kho Rạng Đông, tại Bệnh viện Bạch Mai sáng 30/8. Ảnh: Ngọc Thành.
Điều trị ban đầu ngộ độc thủy ngân: phải nhanh chóng đánh giá tình trạng hô hấp và tuần hoàn, thải chất độc ở da bằng cách cởi bỏ quần áo bị nhiễm bẩn, rửa da, mắt. Ngộ độc do nuốt, bác sĩ sẽ không gây nôn và cũng không rửa dạ dày, vì nguy cơ thủng dạ dày và thủng thực quản. Không dùng than hoạt tính bởi than không có tác dụng hấp thụ kim loại
Người ngộ độc thủy ngân vô cơ cần được truyền dịch ngăn ngừa trụy tim mạch. Nếu tổn thương niêm mạc hầu họng gây phù nề nhiều, phải đặt nội khí quản để ngăn ngừa tắc nghẽn hô hấp. Xuất hiện triệu chứng toàn thân có sự chuyển đổi Hg hữu cơ thành vô cơ trong cơ thể, bệnh nhân phải được dùng thuốc giải độc đặc hiệu ngay.  
Để ngăn ngừa ngộ độc thủy ngân sau vụ cháy kho bóng đèn Rạng Đông, người dân sống quanh khu vực cháy cần thận trọng, thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân theo khuyến cáo của ngành y tế, tẩy rửa tường, sàn nhà, đồ gia dụng, không sử dụng nước từ các bể chứa hở...
"Người trực tiếp tham gia vào công tác chữa cháy như lính cứu hỏa, hoặc người dân có biểu hiện bất thường cay mắt, cay mũi, ho, tức ngực, khó thở, đau đầu, cần đi kiểm tra sức khỏe", bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, khuyến cáo.
Thủy ngân là kim loại xuất hiện tự nhiên trong môi trường do hoạt động của núi lửa, thời tiết, nhất là do con người. Các nhà máy sử dụng than đá, khai thác kim loại, vàng... là nguồn chính phóng thích thủy ngân vào môi trường.
Tiến sĩ Khuất Quang Sơn, Đại học Phòng cháy chữa cháy Hà Nội, cho biết thủy ngân ở dạng nguyên chất thì không độc nhưng dạng hơi và ion thì rất độc. Chất này dễ bị ôxy hóa thành Hg2+. Trong nước, Hg chuyển hóa thành Hg(CH3)2 độc hại. Chất này trong môi trường sẽ đi vào nguồn nước, cây trồng và thâm nhiễm vào các loài sinh vật, nhất là cá, theo chuỗi thức ăn xâm nhập cơ thể vật nuôi và con người.
Khi tiếp xúc với cơ thể, thủy ngân được hấp thụ gần như hoàn toàn vào máu và phân phối tới mọi mô, bao gồm bộ não. Sau đó, nó được thải loại 10 mg qua nước tiểu và 10 mg qua phân trong mỗi ngày. Số còn lại tích lũy ở gan, ruột, thận, tổ chức thần kinh và một số bộ phận khác.
Nhóm dễ bị ảnh hưởng nhất là thai nhi khi người mẹ tiếp xúc với quá nhiều thủy ngân sẽ gây tổn thương hệ thần kinh, làm trẻ chậm phát triển, rối loạn ngôn ngữ... Nó cũng truyền qua nhau thai đến thai nhi và não thai nhi. Người thợ trong các nhà máy than đá, khai thác kim loại, hoặc do ăn nhiều các loại cá, hàu có chứa nhiều thủy ngân, cũng dễ nhiễm.
Vậy, nếu không may nhiễm độc thủy ngân thì cần xử trí như thế nào? Sau đây là một số lưu ý:
- Loại thải chất độc ở da bằng cách cởi bỏ quần áo bị nhiễm bẩn.
- Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước hoặc rửa mắt bằng nước muối sinh lý
- Rửa mắt ngay lập tức bằng nước ấm tối thiểu trong 15 phút
- Uống nhiều nước cũng giúp thải độc tự nhiên, đào thải độc tố trong cơ thể
- Cách ly chất nôn
- Đến cơ sở y tế để khám và xét nghiệm nồng độ thủy ngân
- Điều trị ban đầu chủ yếu hỗ trợ chức năng hô hấp và tim mạch

Thùy An - Lê Phương (TheoVnexpress)

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.