HỘT VỊT LỘN
Ngày xưa xưa lắc lơ, có nhiều người bán hột vịt lộn đêm, tiếng rao buồn của họ vang lên trong khuya vắng. Chỉ cần thúng trấu đựng trứng, mớ rau răm, lọ muối tiêu, tay cầm cây đèn dầu hột vịt, họ đi từ đầu ngõ đến cuối xóm, đem đến cho khách thèm ăn nửa đêm cái khoan khoái lạ lùng.
> Theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng thì trong trứng vịt lộn có chứa 13,6g protein , 12,4g lipid, 82mg calci , 212mg phốtpho, 600mg cholesterol, 182kcal năng lượng…Ngoài ra, trong mỗi quả trứng còn chứa rất nhiều vitamin A, tiền vitamin A, chất sắt, gluxit, vitamin B1 và C. Quá trời chất cần thiết cho sức khoẻ con người. Do vậy khi sử dụng trứng vịt lộn trong bữa ăn, chúng ta nên lưu ý giảm bớt các món ăn giàu đạm như thịt, trứng, tôm, cua, nội tạng như tim, gan, cật…, các món xào rán nhiều dầu mỡ để tránh gây quá tải chất đạm, chất béo dẫn đến các triệu chứng đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa… không có lợi cho sức khỏe.
> Hột vịt lộn là một loại sâm nhung nhiều chất bổ. Cũng hợp lý thôi. Ăn một cái hột vịt lộn là ăn cả một con vịt mà. Mà thịt vịt vốn lại là loại thịt bổ dưỡng chữa được lắm bệnh.Ăn hột vịt lộn vào buổi chiều tối. Ghé một quán vỉa hè, ngồi trên cái ghế nhựa xiêu xiêu, gọi một cái hột vịt lộn ấp mề, tức là trứng chưa già ngày , Ấp từ 19 ngày tuổi và luôn có rau răm đi kèm Lấy cái muỗng gõ vào đầu lớn, bẻ mấy miếng vỏ, bỏ vài hạt muối tiêu vào, đưa lên miệng húp chút nước từ trong trứng. Ôi ngọt, ngon làm sao, khoái làm sao, cứ ngỡ như nước sâm. Thế rồi dùng cái muỗng nhỏ xíu ấy múc một miếng, chấm chút muối tiêu đã vắt thêm chút tắc, đưa vào miệng. Ôi chao ôi! beo béo, thơm thơm, bùi bùi có cảm giác như ăn trứng mà không phải là trứng, ăn con vịt mà không phải là vịt. Hai cái tám lý ấy đẩy miếng ngon vào mồm, ngắt một cánh lá rau răm, nhai cho kỹ để tận hưởng cho hết cái ngon của miếng hột vịt lộn, của con vịt vừa mới tượng hình. nhiều người ngồi vào quán nhắm la de với hột vịt lộn. Đó là một lối tiêu khiển của giới công chức trung lưu thời ấy. Cũng là một buổi chiều thú vị sau một ngày làm việc.
> Trước đây chỉ có món hột vịt lộn luộc. Bây giờ thêm biết bao nhiêu món biến tấu từ hột vịt lộn như : Hột vịt lộn um bầu, Trứng Vịt Lộn Chiên Giòn, Hột vịt lộn xào me, Vịt lộn bọc mộc chiên giòn, Trứng Vịt Lộn Hầm Rau Ngải Cứu, Trứng Vịt Lộn Xào Me Tươi....
> Hột vịt lộn là một loại thực phẩm kích, tăng cường Dương lực rất mạnh, nếu nói về khoa học: ăn chất bổ vào buổi tối sẽ dễ béo phì, nhưng mặt khác nếu ăn trứng vịt lộn giúp tăng Cường dương thì ăn trứng vịt lộn vào buổi tối là rất phù hợp cho viêc gần gũi nam, nữ. Đời tréo ngoe vậy đấy. Ăn sáng thì tốt nhưng ai lại gần được vợ buổi sáng, nên chơi hột vịt lộn buổi tối chịu một chút béo phì mà thuận lợi chuyện kia hơn he..he.
> Ở Châu Á, ngoài Việt Nam ra, Phi Luật Tân là đất nước khoái ăn hột vịt lộn nhất. Nó có tên gọi là Balut, món ăn vặt này rất phổ biến ở Phi Luật Tân nhưng không ăn kèm với rau răm và gừng như trứng vịt lộn ở Việt Nam. Một điểm khác biệt là balut của Phi Luật Tân trứng non hơn ở Việt Nam một chút. Thông thường trứng vịt ở Phi Luật Tân được ấp tối đa khoảng 17 ngày, còn trứng vịt ở Việt Nam được ấp đến 19 ngày. Đây cũng là lý do tại sao người Phi gọi trứng vịt lộn là Balut, lấy từ cụm “Balut sa puti”, nghĩa là “được bọc trong màu trắng”. Trứng khi đó còn non, vịt chưa phát triển mỏ, lông và móng, còn xương thì đang manh nha.
> Trứng vịt lộn rửa sạch trứng, luộc lên, để sôi kỹ 8 phút, tắt bếp và để nguyên đó 20 phút, rồi mới lấy ra, đập vỏ, ăn phần bên trong ngay lúc còn nóng.
> Tuy nhiên, đất Việt rộng chẳng bao nhiêu nhưng cách ăn uống nhiều khi lại khác nhau lạ lùng. Ví dụ như ăn hột vịt lộn. Ba miền Bắc, Trung, Nam cách ăn và gia vị khác nhau. Thể hiện văn hoá vùng miền khác nhau.
>
> -Người Hà Nội thường ăn hột vịt lộn vào buổi sáng, trong khi người Miền Nam nói chung ăn hột vịt lộn vào buổi tối sau khi ăn cơm. Người Hà Nội bóc, bỏ hết vỏ quả trứng cho ra đĩa hoắc bát nhỏ, rồi dùng thìa nhỏ sắn miếng ở đầu nào, chỗ nào cũng được để ăn và có thể sắn miếng to, miếng nhỏ tùy ý, ăn nhanh, ăn chậm tùy ý, nhưng có lẽ nếu ăn chậm quá thì trứng sẽ nguội, vịt lộn sẽ tanh, nên cách ăn này phù hợp với cách ăn nhanh, uống nhanh của người Miền Bắc.
> - Còn người ở trong Nam thì để quả trứng lên một ly nhỏ, dựng đứng quả trứng lên và bóc một tý đầu vỏ phía kia rồi dùng một thìa nhỏ ăn múc trứng dần, cách đó làm người ăn trứng không ăn nhanh được, phải sắn từng thìa nhỏ ăn dần từ trên xuống dưới. Nó thể hiện phù hợp với phong cách ăn chơi buổi tối, ăn kiểu nhậu, lai rai, hột vịt vẫn ở trong vỏ vẫn được giữ nóng.
> - Ở Đà Nẵng, phần gia vị ăn kèm cũng có khác hơn so với những nơi khác. Người ta thường làm nước mắm và đu đủ chua ngọt, thêm vào những chất cay và nóng như rau răm, ớt hiểm, gừng để giảm vị tanh của trứng. Ở Phan Thiết, ngoài các gia vị thông thường,người ta còn ăn kèm trứng vịt lộn với đồ chua ngọt làm từ cà rốt và củ cải. Cách thức ăn thì giống như của Hà Nội và miền Nam.
> Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng là tốt nhất, đặc biệt là từ 10-12h bởi nguồn năng lượng từ trứng rất thích hợp để tăng cường hoạt động thể chất, cũng như tinh thần của chúng ta trong 1 ngày dài. Tránh ăn vào buổi tối vì đây là món ăn khó tiêu, nếu ăn trứng vào buổi tối xong, khi đi ngủ sẽ bị khó chịu, đôi khi dẫn tới đầy hơi, không tiêu hóa được. Thế là hết cãi. Thế nhưng lại chuyển hướng là ăn bao nhiêu thì đúng, bởi hột vịt lộn thuộc loại khó tiêu, ăn nhiều trướng bụng. Câu trả lời có ngay đây:
> -Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn do sự chuyển hóa các chất của hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ sình bụng, tiêu chảy…Các bà mẹ nên lưu tâm điều này
> – Trẻ 5 – 12 tuổi chỉ nên ăn nửa quả trứng vịt lộn mỗi ngày (1/2 quả trứng vịt lộn tương đương 4-5 trứng cút lộn). Mỗi tuần ăn 1 – 2 quả, và cũng chỉ ăn 15 ngày liền/đợt.
> – Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn có thể dùng 1-2 quả trứng vịt lộn /ngày.
>
> Hột vịt lộn là món ăn bổ dưỡng, điều đó ai cũng biết. Thế nhưng không phải ai ăn cũng tốt. Có một số người không nên ăn hột vịt lộn. Đó là: Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gút… cũng nên kiêng hoặc không ăn nhiều trứng vịt lộn vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
>
> Đối với các bà bầu, cần ăn đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai phát triển. Tuy nhiên, nếu sử dụng trứng vịt lộn cũng chỉ nên 2 quả/tuần và ăn vào bữa sáng để tránh đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt, trứng lộn khi ăn thường được bày kèm rau răm, bà bầu nên tránh loại rau này để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Bác sĩ cho biết thêm: “Trẻ nhỏ cũng là nhóm đối tượng nên hạn chế món ăn này để tránh bị khó tiêu, đầy bụng dẫn đến dễ bỏ bữa chính. Nên cho bé sử dụng trứng tươi thay vì trứng lộn để có thể tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn.
> Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng là tốt nhất, đặc biệt là từ 10-12h bởi nguồn năng lượng từ trứng rất thích hợp để tăng cường hoạt động thể chất, cũng như tinh thần của chúng ta trong 1 ngày dài. Tránh ăn vào buổi tối vì đây là món ăn khó tiêu, nếu ăn trứng vào buổi tối xong, khi đi ngủ sẽ bị khó chịu, đôi khi dẫn tới đầy hơi, không tiêu hóa được. Thế là hết cãi. Thế nhưng lại chuyển hướng là ăn bao nhiêu thì đúng, bởi hột vịt lộn thuộc loại khó tiêu, ăn nhiều trướng bụng. Câu trả lời có ngay đây:
> -Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn do sự chuyển hóa các chất của hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ sình bụng, tiêu chảy…Các bà mẹ nên lưu tâm điều này
> – Trẻ 5 – 12 tuổi chỉ nên ăn nửa quả trứng vịt lộn mỗi ngày (1/2 quả trứng vịt lộn tương đương 4-5 trứng cút lộn). Mỗi tuần ăn 1 – 2 quả, và cũng chỉ ăn 15 ngày liền/đợt.
> – Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn có thể dùng 1-2 quả trứng vịt lộn /ngày.
>
> Hột vịt lộn là món ăn bổ dưỡng, điều đó ai cũng biết. Thế nhưng không phải ai ăn cũng tốt. Có một số người không nên ăn hột vịt lộn. Đó là: Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gút… cũng nên kiêng hoặc không ăn nhiều trứng vịt lộn vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
>
> Đối với các bà bầu, cần ăn đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai phát triển. Tuy nhiên, nếu sử dụng trứng vịt lộn cũng chỉ nên 2 quả/tuần và ăn vào bữa sáng để tránh đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt, trứng lộn khi ăn thường được bày kèm rau răm, bà bầu nên tránh loại rau này để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Bác sĩ cho biết thêm: “Trẻ nhỏ cũng là nhóm đối tượng nên hạn chế món ăn này để tránh bị khó tiêu, đầy bụng dẫn đến dễ bỏ bữa chính. Nên cho bé sử dụng trứng tươi thay vì trứng lộn để có thể tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn.
> Đàn ông thằng nào lại không muốn sung. Bởi có sung thì mới sướng. Tiếng Việt mình hay lắm, thường gọi chung là sung sướng, chứ tách ra thì giảm hiệu quả rồi. Giới giang hồ thì thường nói giỡn là hột vit lộn nên ăn chung với thì là. Ha..ha chị em ta đừng có la lên: Ôi trời! Ai lại ăn thế? Bé cái lầm rồi các bà ơi, mấy gã đó chơi chữ đấy. Ý của mấy gã là muốn nói đến lộn là. Mà dân gian ta đã bảo rằng: "Thấy ... lạ như được tạ đường phèn. Hiểu chửa?"
>
> Mà tại sao ăn hột vịt lộn thì phải ăn với rau răm? Rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Loại rau này nổi tiếng là kẻ thù của “chuyện ấy”. Từ xa xưa nhiều người còn truyền miệng nhau rằng, các nhà tu hành trong các nhà chùa thường sử dụng rau răm để giảm bớt ham muốn đời thường. Nó thường được dùng ăn kèm với trứng vịt lộn. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Rau răm có vị cay ấm, khu hàn, trừ thấp, ôn ấm tỳ vị, tiêu thực, trừ chướng thống, cầm tả lỵ. Bản thảo cương mục nói: rau răm trừ độc trong tôm cá. Nó còn trừ cước khí sưng chân, chữa rắn, rết, côn trùng cắn, chàm, ghẻ (để đắp, rửa). Các sách về sau còn dùng rau răm để trừ giun sán, chữa thiếu máu do thiếu sắt, điều hòa kinh nguyệt. Người có thai cấm dùng vì có thể sẩy thai. Người dân Cambodia cũng dùng rau răm làm gia vị, ngoài ra còn dùng để lợi tiểu, hạ sốt, chống nôn…
> Còn theo Đông y, trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng.
> Khi dùng chung với gia vị như rau răm, gừng tươi, trứng vịt lộn trở thành một bài thuốc chữa bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể, còi cọc, đau đầu, chóng mặt, yếu sinh lý… Để phát huy hết công dụng của trứng vịt lộn, người ta thường ăn kèm với rau răm, gừng tươi và 1 chút muối. Đây cũng chính là những vị thuốc Đông y giàu dược tính.
>
> Gừng tươi có tác dụng kích thích tiêu hóa, giải độc thực phẩm. Trong khi đó, rau răm tính ấm có tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn, ích trí, mạnh gân cốt, chữa lạnh bụng, say nắng…Đọc đến đây bảo đảm quý ông sẽ có khát khao chạy ra quán làm mấy cái cho nó sung he..he.
> ĐỖ DUY NGỌC
HỘT VỊT LỘN
Reviewed by
DI
on
2:33:00 CH
Rating:
5
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét