Các tượng bị chặt đầu
Các phiến đá được kết dính với nhau bằng cách thức vô cùng kỳ lạ, thách đố các nhà khoa học, vật lý, kiến trúc đương thời. Qua phân tích, thì thấy thứ kết dính các khối đá khổng lồ là… thép nung chảy. Thứ vật liệu kết dính kỳ lạ này khiến công trình cực kỳ bền vững, thách thức thời gian.
Người có kiến thức vật lý thông thường cũng biết rằng, dung dịch thép nung chảy ở nhiệt độ 1000 độ C, tiếp xúc với đá, sẽ khiến đá nứt vỡ, chứ không thể kết dính được.
Vì Càn Lăng chưa được khai quật, nên có vô số đồn đoán về nó. Nhà văn hóa Quách Mạt Nhược tin rằng, chắc chắn trong lăng mộ sẽ có hàng vạn thư tịch, danh họa. Theo ông, không chừng sẽ tìm được 100 quyển Thùy Củng Tập và 10 cuốn Kim Luân Tập đã thất lạc của Võ Tắc Thiên, chỉ nghe tên, chưa ai được thấy.
Theo sử sách, Đường Cao Tông là người rất yêu thích hội họa. Trước khi chết, ông yêu cầu đưa tất cả những bức họa ông thích vào Càn Lăng. Như vậy, có thể có một kho hội họa khổng lồ trong mộ.
Qua nghiên cứu của các nhà khoa học, trong số 20 lăng mộ Hán – Đường ở đây, thì duy nhất Càn Lăng chưa bị đột nhập, vì nó quá kiên cố.
Sử sách chép rõ, lăng mộ được xây dựng bởi 2,3 triệu mét khối đất đá. Lăng có 2 vòng thành bao bọc. Vòng thành trong dài 5km. Lăng mộ có tới 387 phòng lộng lẫy, gồm Hiến điện, Khuyết lâu, Vương tân điện, từ đường của 61 công thần, hạ cung.
Vòng thành ngoài dài tới 80km. Xét về mức độ vĩ đại, những kim tự tháp ở Ai Cập có lẽ cũng khó có thể so sánh với Càn Lăng.
Lăng chính có 4 cửa, bố trí đường tư mã, trụ hoa biểu, tượng ngựa, lạc đà, sư tử, bia ký, trụ khắc đá... đều to lớn khác thường.
Con đường từ đầu cổng lăng đi vào cửa mộ dài 631m, lát đá xanh khổng lồ. Cửa vào chốt sắt khóa cố định. Khe hở được trám bằng sắt nung chảy, nên trộm không thể công phá được.
Có vô số lời đồn liên quan đến lăng mộ này. Người ta tin rằng, hễ động đến lăng mộ là giông bão nổi lên, sét đánh dữ dội. Sử sách ghi lại vô số lần xâm phạm lăng mộ đều chết bất đắc kỳ tử.
Lịch sử thống kê được tới 17 lần ngôi mộ bị xâm phạm với quy mô lớn, còn những vụ đào trộm quy mô nhỏ thì thời nào cũng có.
Cuối đời Đường, lãnh tụ nông dân Hoàng Sào khởi nghĩa, đã huy động tới 40 vạn dân binh đào bới, hy vọng lấy được của cải nhưng không thành công, để lại những hố sâu tới 40 mét vào lòng núi.
Đời Ngũ Đại, thứ sử Diệu Châu là Ôn Đạo, một vị quan lớn, đã huy động binh sĩ đào hơn 10 lăng mộ nhà Đường, thu được cả núi châu báu, giàu có không kể xiết.
Có được nhiều cháu báu, ông ta huy động tới 2 vạn người quyết tâm khai quật Càn Lăng. Tuy nhiên, quá trình đào bới rất nhọc công, nhiều người chết, bệnh, mưa gió vần vũ, sét đánh suốt ngày, nên phải dừng lại.
Thời Quốc dân đảng, tướng Tôn Liên Trọng đã huy động một binh đoàn với thuốc nổ, phá 3 tầng nham thạch vào trong núi, song vẫn không thành công.
Điều gây tò mò nhất là trong lăng Càn Lăng sẽ có bao nhiêu của cải? Giáo sư Lưu Hậu Tân cho rằng, trong lăng Càn Lăng, số lượng của cải nhiều… không kể xiết.
Triều Đường phát triển cực thịnh, các đấng quân vương sinh hoạt thoải mái, xa xỉ hơn đời Tần, Hán rất nhiều. Vì thế, trong các lăng mộ hoàng đế, số của cải táng theo cũng nhiều hơn, quý hơn.
Giáo sư Lưu cho rằng, chỉ tính riêng địa cung, nơi đặt quan tài của Càn Lăng, có thể tích 5.000 mét khối, thì phải có tới 800 tấn châu báu, của cải.
Vì Càn Lăng khổng lồ hiển hiện trước mắt, thu hút hàng triệu khách tham quan, lại chưa bị khai quật, nên Càn Lăng được coi là lăng mộ bí ẩn nhất Trung Hoa cho đến hiện tại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét