Bóng cây KONIA
Kơ nia là tên địa phương của một loài thực vật có tên khoa học là Irvingia
malayana thuộc chi Irvingia có nguồn
gốc ở châu Phi và Đông Nam Á.
Người Kinh gọi loài thực vật này là cây cầy.
Kơ nia được phân bố rộng rãi tại châu Á, cây có
mặt tại Lào, Campuchia,
Thái Lan, Malaysia, Indonesia.
Ở Việt Nam, cây này phân bố từ Quảng Nam
đến một số tỉnh Nam Bộ và còn mọc ở các đảo Phú Quốc, Côn Đảo nhưng tập
trung ở các tỉnh Tây Nguyên,
nhiều nhất là ở Sa Thầy - Kon Tum, Lắk, Bản Đôn-Đắk Lắk...Quảng
nam gọi cây này là cây cốc,ở QN có rất nhiều cây cơ nia cổ thụ.
Đặc
điểm
Kơ nia là loài thực vật thân gỗ lớn,
cao 15–30 m, đường kính 40–60 cm. Lá đơn hình trái xoan mọc chụm ở đầu
cành. Hoa màu trắng, có từ 4 đến 5 cánh, mọc thành chùm ở kẽ lá, trổ vào thời
gian từ tháng 5 đến tháng 6. Quả hình trái xoan dài 3–4 cm, có màu vàng nhạt
khi chín và thường xuất hiện vào khoảng tháng 10-11. Hạt có chứa tinh dầu mùi
thơm có thể dùng làm thực phẩm.
Tán cây thường có hình trứng, sậm
rất đặc trưng xanh quanh năm và có sức sống mãnh liệt, chịu hạn tốt, rễ cọc ăn
sâu, nhiều rễ tỏa ngang nên ít bị đổ do mưa, bão. Tuy nhiên không thể làm cây
đường phố do trái rất sai, mùa trái rụng kín gốc, có dáng thon, hình e líp tròn
trịa nên dễ làm trượt ngã khi dẫm phải. Ở trong rừng sau khi trái rụng một thời
gian, lớp vỏ thịt mỏng sẽ bị phân hủy còn hạt được bao bọc bởi lớp vỏ xơ và vỏ
gỗ nên được bảo quản đến vài năm không hư hỏng, sóc thường dùng để dự trữ và rất mê loại thực phẩm này. Khi ăn
chúng khoét một lỗ nhỏ rất khéo trên vỏ khiến người ta cứ tưởng còn nguyên. Để
ăn được người ta kê quả lên trên một tảng đá theo chiều mở của vỏ, đập nhẹ quả
sẽ nứt làm đôi; hạt ăn sống rất thơm và bùi không khác gì hạt điều đã qua
chế biến.
Gỗ
Gỗ Kơ nia có màu vàng nhạt, giác
ròng khó phân biệt. Do có sớ gỗ dạng xoắn rất cứng nên khó cưa xẻ khi đã khô,
muốn sử dụng phải chế biến khi còn tươi. Tuy nhiên, khi gỗ khô lại dễ bị mối
mọt. Ở Tây Nguyên người ta hay dùng gỗ kơ nia làm thớt chặt có chất lượng không thua gì thớt gỗ nghiến ở Bắc
Việt Nam. Khi được đốt, gỗ kơ nia cho loại than tốt.
Cây
kơ nia ở Tây Nguyên
Loài cây này mang ý nghĩa tâm linh
rất lớn đối với người đồng bào dân tộc thiểu số, họ coi chúng là nơi trú ngụ
của thần thánh, của vong linh những người đã khuất, rất ít khi họ đụng chạm đến
chúng, chặt phá chúng; vì vậy trên nương rẫy của đồng bào thường có các cây kơ
nia cổ thụ được sử dụng như cây che mát mỗi lúc nghỉ giải lao, nghỉ trưa. Người
Kinh khi làm rẫy cũng chừa lại cây Kơ nia làm bóng mát không phải vì lý do tâm
linh mà vì gỗ cây này quá cứng nên rất phí công đốn hạ nó. Vì bài hát Bóng cây Kơ-nia nên du khách khi đến với các tỉnh Tây Nguyên thường kiếm
tìm, xem thử tận mắt cây kơ nia. Ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột có một cây kơ nia cổ thụ nằm trong khuôn viên sân sau nhà
văn hoá trung tâm tỉnh, cách ngã 6 Ban Mê vài trăm mét.
Bóng cây Kơ-nia là bài thơ của nhà thơ Ngọc Anh phỏng dịch dân
ca Hrê, được viết
trong những năm 1957-1958. Bài thơ đã được
nhiều nhạc sĩ phổ nhạc, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến là 2 ca khúc cùng
tên của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và nhạc sĩ Phan Thanh Nam.
Trời sáng em lên rẫy
Thấy bóng cây Kơ nia
Bóng ngả che ngực em
Về nhớ anh, không ngủ…
Buổi chiều mẹ lên rẫy
Thấy bóng cây Kơ nia
Bóng tròn che lưng mẹ
Về nhớ anh mẹ khóc...
Em hỏi cây Kơ nia:
- Gió mày thổi về đâu?
- Về phương mặt trời mọc,
Mẹ hỏi cây Kơ nia:
- Rễ mày uống nước đâu?
- Uống nước nguồn miền Bắc.
Con giun sống nhờ đất
Chim phí sống nhờ rừng
Em và mẹ nhớ anh
Uống theo nguồn miền Bắc
Như bóng cây Kơ nia
Như gió cây Kơ nia.
Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác ca khúc này vào năm 1971
sau 6 năm công tác ở chiến trường miền Nam và Tây Nguyên. Ca khúc đầu tiên được
Nghệ sĩ ưu tú Măng Thị Hội (lúc này vẫn đang
học tại Nhạc viện Hà Nội) thể hiện thành công và được nhạc
sĩ Phan Huỳnh Điểu đánh giá là người thể hiện thành công nhất. Ca khúc ra đời
đã được công chúng yêu thích và đón nhận cho dến tận ngày nay
(Tk Internet và Youtube )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét