Thăm SEOUL ( tiếp )
Chợ Dongdaemun
Gọi là chợ nhưng thực ra là Kinh đô thời trang của Hàn Quốc.
Dongdaemun có hơn 20.000 khu buôn bán (shopping mall ), 30.000 cửa hàng thời trang và 50.000
nhà sản xuất với hầu hết là các nhà thiết kế trẻ sản xuất quần áo thời trang
với mức giá rất dễ chấp nhận. Chợ hoạt động tích cực về đêm.
Cung
điện Hoàng gia Kyong Bok – một di sản thế giới – về
phong thủy nổi bật : Lưng tựa núi, mặt nhìn ra biển. Cố cung có tường
cao quá đầu người xây bằng đá bao quanh dày và vững, và mỗi mặt của bức tường
bao là một cổng lớn. Cửa cổng hướng nam gọi là Quang Hóa Môn, là cửa chỉ dành
cho vua đi. Nếu đi về hướng bắc, ta sẽ thấy phía ngoài rất gần cố cung là những
tòa nhà hiện đại cao tầng chắn ngang tầm nhìn nơi cổ kính này.
Nổi bật nhất trong
Cung điện Hoàng gia Kyong Bok là Cảnh Phúc Cung, Cung điện chính bề thế và quan
trọng nhất trong Ngũ Cung. Về kiến trúc là một trong những hình ảnh tiêu
biểu cho các Cung điện phương Đông, được các vua chúa triều đại Jocheon xây
dựng từ năm 1394 dưới sự chủ trì của Kiến trúc sư Jeong Dojeon, gồm năm cung
với khoảng 500 tòa nhà lớn nhỏ. Tuy nhiên trong thời gian Nhật Hoàng chiếm Hàn
Quốc làm thuộc địa, rồi nội chiến liên miên dẫn đến Cung điện Hoàng gia gần như
bị phá hủy hoàn toàn. Năm 1586, vua đương triều cho xây lại 330 tòa nhà với
2.566 phòng. Qua bao biến cố chính trị, quần thể kiến trúc này giờ chỉ còn lưu
giữ được Cung Cảnh Phúc với 15 tòa nhà, hai tháp canh và bốn cổng lớn.
Nếu so sánh với Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh
thì Cung điện Hoàng gia Kyong Bok xứ Hàn giản dị không trạm trổ công phu, không
trang trí uốn lượn cầu kỳ, không quá nhiều màu sắc, và đặc biệt không sơn son
thếp vàng hay dát vàng.
Đến Thủ đô Seoul xứ
Hàn mà không tới tham quan Cung điện Hoàng gia Kyong Bok là điều đáng tiếc.
Tới, mà lại trật giờ xem phiên đổi gác còn tiếc hơn. Giờ đổi gác là vào giờ
Thìn. Đội quân ngự lâm y phục hệt như thời Vương triều Chosun mà chúng ta từng xem
trên phim cổ trang Hàn Quốc như “Nàng Dae Jang Geum” chẳng hạn, chân mang ghệt
quấn vải gai khoác áo trùng dài thắt đai vải đội mũ rộng vành phủ khăn đen gù
tua quai thao súng sính, giáo mác kiếm khiên cung nghiêm chỉnh, với những nghi
lễ diễu binh rầm rập trong tiếng trống và kèn hiệu, tiếng hô nghiêm – nghỉ -
bước lệnh cho các nhóm binh di tản vào các khu gác được cố định ngày nào cũng
như ngày nào không biết đã có trong bao nhiêu năm qua rồi. Sự kiện này diễn ra
tại khu sân rộng phía Cửa hướng nam – Quang Hóa Môn. Vào cái giờ ấy, du khách
kéo đến lũ lượt như đi xem biểu diễn. Len lỏi tìm vị trí thuận lợi nhất để chụp
ảnh. Sán gần lính ngự lâm chụp đôi với họ. Quen hay không quen cũng đổi máy nhờ
nhau chụp giúp kẻo lỡ cơ hội. Bởi không có Cố cung ở quốc gia nào trong khu vực
Đông Nam Á lại như ở Hàn Quốc, tái hiện khung cảnh lễ nghi này hàng ngày phục
vụ du khách.
Nhà xanh
Phía sau của
Cung điện Hoàng gia Kyong Bok người Hàn lại xây dựng Phủ Tổng thống ở đó, để “kim cổ giao duyên” còn được gọi là Nhà Xanh, tựa như
nước Mỹ gọi Phủ Tổng thống là Nhà Trắng, quanh Phủ Tổng
thống có rất nhiều cảnh sát cao to và khỏe
Cửa hàng bán nhân sâm
Cửa hàng này bán nhân sâm tốt nhất là 6 tuổi ( 6 năm ) trở xuống và sâm linh chi và các sản phẩm chế biến từ sâm ( cao sâm, kẹo sâm...). Rất đông du khách đến mua, giá cao nhưng chất lượng sâm Hàn rất tốt. Ơ đấy ngoài các cô bán hàng người Hàn, còn có cả người Việt, nói tiếng Việt.....
(Còn tiếp )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét