Công trình gồm một khối nhà chính và 3 phòng nhỏ, nằm trên một sườn núi được gia chủ sử dụng làm homestay.
Ngôi nhà xây dựng trên một mảnh đất dài (diện tích 260m2 nhưng chiều rộng chỉ 8m), dốc và hẹp dần về phía sau. Kiến trúc sư Vũ Hoàng Kha, người thiết kế chính nói vui, đây là mảnh đất hình trái ớt.
Khối nhà được sắp xếp theo chiều dọc, liên kết với nhau bằng một lối đi dài, nương theo địa hình đồi dốc.
Công trình được trang web chuyên về kiến trúc của Mỹ Archdaily nhận xét đã mang lại cuộc sống mới cho những vật liệu bỏ đi. Archdaily đánh giá cao ý tưởng sử dụng các loại vật liệu độc đáo, tiết kiệm lại thân thiện với môi trường này.
Những thanh củi có nguồn gốc từ các thân cây đã tạo nên một hàng rào lạ mắt.
Trần nhà được trang trí bằng những phần gỗ thông tận dụng từ các nhà máy địa phương, sau khi đã được xử lý và nâng cấp.
Những khối bê tông lỗi từ các nhà máy bị bỏ đi cũng không còn là rác nữa khi được cắt nhỏ và sắp xếp một cách cẩn thận để tái tạo sườn dốc, mang tính biểu tượng của Đà Lạt.
Phòng khách tại tầng trệt khu nhà chính.
Khu bếp chung cũng đặt ở tầng trệt khu nhà chính.
Phòng ngủ được nâng cao lên phía trên, vừa tạo tầm nhìn đẹp, vừa giữ riêng tư mà vẫn mang đến sự tương tác nhiều hơn.
Phía dưới mỗi cabin đều có một khu vực ngồi uống trà, thư giãn.
Bản vẽ mặt bằng tầng trệt.
Thái Bình (TheoVnexpress)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét