18 Triết Lý Nhân Sinh Giúp Bạn Trở Thành Người Hạnh Phúc
18 Triết Lý Nhân Sinh Giúp Bạn Trở Thành Người Hạnh Phúc
1. Người bình thường bại bởi chữ lười, người có tài bại bởi chữ kiêu
Trên đời này có hai loại người ắt phải đối diện thất bại, loại thứ nhất là lười biếng, loại thứ hai là kiêu ngạo. Loại người đầu tiên thì gặp bất kể việc gì cũng “để ngày mai” rồi tính, kết quả sau cùng chẳng thể làm lên việc gì. Loại người sau thì thường không để ai trong mắt, cho mình là người thông minh tài giỏi hơn người khác nên thường chiêu mời sự oán ghét của người khác. Kết quả sau cùng cũng lại thất bại nặng nề.
2. Sống không cần phải lấy lòng người khác
Để lấy lòng tất cả mọi người đó là điều không thể và cũng không cần thiết phải thế. Lấy lòng tất cả mọi người cũng đồng nghĩa với việc đắc tội với tất cả mọi người, làm người mà cố ý đi lấy lòng người khác không những không mang lại kết quả tốt đẹp mà ngược lại chỉ khiến người khác chán ghét.
Thân cận người khác phải là tình cảm tự nhiên, chứ không thể dụng tâm cố ý, thời gian mà để lấy lòng người khác thì chi bằng làm tốt việc mình nên làm. Lấy lòng người khác thì chính là dựa vào người khác, vậy chi bằng dựa vào thực lực bản thân, nỗ lực thực hiện mục tiêu chính mình.
3. Tâm thái tốt do chính mình tạo ra
Chúng ta thường không thể nào thay đổi được cách nhìn của người khác về mình, điều có thể thay đổi chính là thay đổi chính mình mà thôi. Cuộc sống xấu không bởi sự hành ác của người khác mà do tâm cảnh bản thân không còn thiện lương ước chế. Chìa khóa để giúp cuộc sống trở lên tốt đẹp cũng không nằm trong tay người khác mà nằm ở chỗ chúng ta buông bỏ sự oán hận, than thở của chính mình.
Muốn có một cuộc sống tốt thì không thể dựa vào người khác mà thay đổi mà phải dựa vào bản thân không ngừng đổi thay, ngày ngày thêm phần hướng thiện tạo phúc đó mới là con đường ngắn nhất giúp mình thay đổi cuộc sống.
Vui buồn tại thân, vậy nên có nghịch cảnh đến mấy thì lạc quan sẽ chuyển biến hoàn cảnh. (Ảnh: Youtube)
4. Dụng tâm làm tốt những việc nên làm
Đời người tuy dài mà lại ngắn, thay vì dùng thời gian để lãng phí vào chuyện không đâu thì nên dành thời gian làm những việc có ý nghĩa tốt hơn.
Có vị tăng nhân đã từng nói: “Trên đường có người mắng ta, ngay cả quay đầu nhìn lại ta cũng chẳng màng, nguyên do là ta không muốn biết người nhàm chán đó là ai”.
Chúng ta làm người thì không nên làm tổn thương người khác và cũng không muốn người khác bình phẩm về mình. Làm người trước tiên hãy học cách lĩnh ngộ cuộc sống cho riêng mình rồi hãy nghĩ đến việc khác. Đặc biệt là những người trẻ lại càng cần phải cố gắng học tập, trải nghiệm nhiều hơn nữa. Có câu: trẻ không cố gắng, già hối hận.
5. Đừng tự làm khó cho chính mình
Học cách thưởng thức được chính mình đó chính là chìa khóa mở cánh của hạnh phúc trong tâm hồn chúng ta, thưởng thức chính mình không phải là chúng ta đơn phương tự hưởng, thưởng thức chính mình không phải là “duy ngã độc tôn”. Và thưởng thức chính mình cũng không phải là tự say chính mình mà là: tự cho mình có được niềm tin, có được sự vui vẻ, cho chính mình một vẻ mặt vui tươi. Dẫu sao, cuộc sống lo âu buồn tẻ sẽ chẳng khi nào bằng được sự vui vẻ lạc quan.
Tự tìm niềm vui cho mình cũng là một cảnh giới không phải ai cũng có được.
6. Đừng nên truy đuổi vinh quang thế tục
Làm người mà chỉ sớm chiều truy đuổi những thứ được người khác tán đồng thì cuối cùng điều nhận được chính là mất đi niềm vui, sự hạnh phúc của chính mình. Bình phẩm của thế tục khiến ta mất đi cá tính, chỉ điểm của thế tục khiến ta mất đi nhận thức đúng sai. Sống vì tiền bạc thì tiền bạc sẽ khiến cho ta sáu thân không nhận, sống vì quyền thế thì quyền thế sẽ khiến cho ta lớn gan làm bậy, sống vì danh vọng thì danh vọng sẽ khiến cho ta vì danh mà bại.
Học cách thưởng thức được chính mình đó chính là chìa khóa mở cánh của hạnh phúc . (Ảnh: Pinterest)
7. Mỗi người đều có cách sống riêng của mình
Tự thân vui buồn, tự thân biết, tự mình vui vẻ tự mình hay, đôi khi trong mắt ta nó là địa ngục, mắt người khác lại là chốn thiên đường. Và cũng đôi khi trong mắt mình là thiên đường mộng ước, mắt người khác lại địa ngục trần ai.
Cuộc sống chính là như vậy, thế nên đừng để tuổi xuân của chính mình phụ thuộc vào người khác, đừng để cuộc đời lên xuống bởi định kiến người đời.
8. Biết trân trọng chính mình mới có được một cuộc sống chân chính
Làm người hiểu được chính mình còn khó hơn hiểu được người khác gấp vạn lần, cũng như trân trọng chính mình khó hơn muôn phần so với việc trân trọng người khác. Có được một sức khỏe thích đáng và một tâm lý tự tôn đủ đầy, kiên cường đối diện với sóng gió cuộc đời. Không vì những mê hoặc bề ngoài của xã hội mà mất đi bản thân, không vì khó khăn nhất thời mà phủ định chính mình ấy mới là điều trân quý.
Thời thời khắc khắc tâm bình, khí hoà mà nhìn lại bản thân, nếu như ngay cả chính mình còn không thể chấp nhận thì nói gì đến người khác. Vậy nên, làm người sống sao mà có thể khiến bản thân trân trọng được chính mình trước đã.
9. Trong họa có phúc, trong phúc có họa
Cuộc đời có được có mất, vạn vật trên đời cũng luôn tương sinh tương khắc, hoạ là căn nguyên của hạnh phúc, và phúc cũng chính là mầm mống tạo lên tai hoạ. Vậy nên khi vui vầy trong hạnh phúc cũng chớ quên đi tu sửa chính mình, cũng như khi trong tai ương hoạ nạn cũng đừng chán chường buông bỏ, bởi sau điều tai hoạ ắt là điều hạnh phúc.
Làm người trân trọng chính mình khó hơn muôn phần so với việc trân trọng người khác. (Ảnh: Pinterest)
10. Điều quan trọng là sống sao cho một đời thực tế
Sống cuộc sống của mình sao cho mỗi ngày đều là ngày hạnh phúc nhất, mỗi ngày đều cảm nhận được hạnh phúc, an lạc đong đầy mới đúng là thực tế.
Nếu như mỗi ngày lo lắng cho tương lai, u sầu về quá khứ, vậy chúng ta sẽ chẳng có được một ngày hôm nay vui vẻ, an lạc. Cũng như sống mà suốt ngày cứ mải bận tâm suy nghĩ những điều xa với thực tế, không thể thực thi thì sao tâm thân có thể thanh bình?
11. Gốc rễ của niềm vui do chính mình tạo ra
Thông thường nhiều người luôn đem niềm vui cuộc sống của chính mình ủy thác vào những sự việc bên ngoài, phụ thuộc vào sự tán đồng của thế tục. Đa phần đều là vì tiền tài địa vị, đãi ngộ, một khi họ đã mất đi những thứ đó thì cũng coi như mất đi niềm vui, sự hạnh phúc để rồi đau buồn tột độ. Suy cho cùng, thứ hạnh phúc, niềm vui mà họ có được cũng chỉ là điều tạm bợ không bền vững.
Nếu như một người sống vui vẻ bởi sự ước chế của những điều bên ngoài thì một khi những thứ đó mất đi, họ cũng coi như mất tất cả. Suy cho cùng, thứ hạnh phúc, niềm vui mà họ có được cũng chỉ là điều tạm bợ không bền vững.
Vậy nên chỉ khi nào một người có thể tìm được ý nghĩa chân chính của cuộc đời mình, tìm thấy niềm vui thực tại trong chính nội tâm của mình, người đó mới là người nắm chắc được chìa khóa của hạnh phúc chân chính.
12. Cảm giác hạnh phúc chính là hạnh phúc
Rất nhiều người luôn đêm ngày suy nghĩ và kiếm tìm những thứ được cho là hạnh phúc, có người có thể tìm được, có người không. Tuy nhiên cũng có những người có được thứ họ muốn nhưng cuối cùng cái được chẳng bằng cái mất.
Kỳ thực, hạnh phúc chỉ là những điều giản đơn, đôi khi chỉ là một buổi sớm mai thức giấc được ngồi nhâm nhi ly cà phê một mình trong không gian tĩnh lặng. Hoặc giả được chuẩn bị bữa sáng cho người mình thương yêu, hay như ngắm nhìn vợ trẻ, con thơ vui đùa trong tổ ấm. Và cũng có thể, hạnh phúc đó là được một cái khoác vai của hai người bạn lâu ngày gặp lại. Tất cả đều có thể, bởi hạnh phúc chính là cảm giác của chính mình, người biết đủ thì sẽ luôn hạnh phúc, người không biết đủ thì hạnh phúc mãi chỉ là điều xa quá tầm với của họ.
Đôi khi chỉ là một buổi sớm mai thức giấc được ngồi nhâm nhi ly cà phê một mình trong không gian tĩnh lặng.(Ảnh: Noizz)
13. Làm người thì phải biết ghi nhớ ân đức với người khác
Làm người mà không thể nhớ đến ân đức người khác thì ắt chỉ biết quên ân, phụ nghĩa, khi có việc thì thề non hẹn biển, lúc xong rồi thì thì trở mặt làm ngơ. Sau này có khó khăn sẽ chẳng có ai ra tay tương trợ. Đây là loại người sẽ khiến người khác chán ghét nhất.
Người sống vong ân phụ nghĩa sẽ khiến cho bạn bè tổn thương, người thân đau khổ, mọi người xa lánh, loại người này thường có biểu hiện tranh công, đoạt lợi, ham muốn những cái lợi trước mắt. Vậy nên cuối cùng họ chỉ được cái nhất thời mà mất đi cái bền vững.
14. Phàm làm việc gì cũng cần để lại con đường lui cho chính mình
Mỗi người đều có con đường và vận mệnh riêng của chính mình. Trên đường đời, mỗi người ta gặp, mỗi việc ta thấy đều không phải chuyện ngẫu nhiên mà đều là duyên phận. Tất cả việc ta làm, người ta gặp đều không nằm ngoài 3 loại người này:
– Là người có thể thấu hiểu mình, người có thể hòa hợp và coi trọng mình.
– Là người không những không hiểu mình mà còn làm tổn thương, bài xích mình.
– Là người không liên quan đến cuộc sống của mình, không liên quan đên đau buồn sướng khổ của mình.
Đối với loại người thứ nhất, là người có ân với ta, cần phải tôn kính, trân trọng như một người thầy, người bạn dẫn dắt mình, có cơ duyên thì cần báo đáp.
Đối với loại người thứ hai, tuy là người mang tổn thương cho mình, nhưng cũng không cần phải ghi thù báo oán. Nếu không thể bao dung và tha thứ cho họ thì hãy dùng trí huệ mà tránh xa họ. Nhưng đứng trên một góc độ nào đó, người làm tổn thương mình chính là người mang cho mình sức mạnh, giúp mình kiên cường và trưởng thành hơn.
Đối với loại người thứ ba, cần phải dùng lễ tương kính mà đỗi đãi, hai bên hòa ái đồng tồn.
Làm người thì phải biết ghi nhớ ân đức với người khác. (Ảnh: Girly)
15. Điều mình không muốn, chớ làm cho người khác
Khổng Tử nói: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân“, nghĩa là: Điều gì bản thân mình không muốn thì chớ làm cho người khác. Người quân tử chính là như vậy, không ép buộc, cưỡng chế người khác, chỉ một lòng lấy thiện đãi người. Một đoàn thể có thể hài hòa ổn định hay không, then chốt chính là việc mỗi cá thể trong đoàn thể đó có thể tôn trọng, bao dung, lấy tấm lòng từ bi để đối đãi với nhau hay không. Nếu hãy còn tính toán, trách móc lẫn nhau thì khẳng định người ta sẽ không thể sống thanh thản dù chỉ một khắc.
Vậy nên làm người thì cần phải biết luôn suy xét hành vi và lời nói của chính mình xem có hòa ái hay không? Có như vậy mới có thể nhận được sự chấp nhận của người khác, trở thành một người lương thiện chân chính và cũng không nên xem mình là trung tâm của mọi vấn đề.
16. Khi đắc ý không quên hình, khi thất ý không quên thái
Con người khi đắc ý dễ đánh mất đi hình tượng của mình, quên đi bản thân mình là ai, dễ dẫn đến lời nói hành động không hợp với lễ, không đúng với đạo, đi đến chỗ sai lầm.
Thân trong nghịch cảnh chính là lúc cần đến sự nhẫn nại, nếu không ắt sẽ sớm muộn thất bại.
Khi thất ý con người dễ quên đi thái độ của mình, một khi thái độ không còn sẽ chẳng biết tương lai ra sao, khiến cho tư duy tuyệt vọng, hành động sai lầm.
Thế nên khi đắc ý phải giữ mình, khi thất ý cần phải giữ thái, thái độ trầm tĩnh, bình lặng mới không dẫn đến sai sót.
17. Làm người thì cần phải hỉ lạc có độ
Có câu vật cực tất phản, vui chơi giải trí có chừng mực sẽ giúp điều tiết tâm lý, giải tỏa áp lực, giúp người thoải mái. Còn vui chơi quá độ không có điểm dừng ắt sẽ khiến thân tâm tổn hại, đầu óc hoang mang, tinh thần mệt mỏi mất đi sức lực và sự thanh tỉnh vốn có của mình.
Cổ nhân nói: “Đại phàm khoái ý xử, tức thị đa bệnh xử” (Chỗ vui vẻ nhất cũng chính là chỗ nhiều bệnh tật đau buồn nhất), thường thì những nơi khiến ta vui vẻ, hưng phấn tột độ lại là nơi khiến ta mất đi ý chí, dẫn đễn chỗ thống khổ, hối hận.
Đời người có hỉ có lạc mới gọi là kiếp nhân sinh, tuy nhiên làm người thì phải biết buồn vui có mực như vậy mới có thể đi được bền, đứng được vững.
18. Làm người đối nhân dùng tình cảm, đối việc dùng lý tính
Xử lý công việc thì không thể cứ dựa vào tình cảm của mình mà làm, nếu không ắt sẽ gặp phiền phức. Có đôi khi cảm giác của con người là sai trái, sự việc nó không nhất định là đơn giản như những gì chúng ta nghĩ, như những gì chúng ta nhìn thấy ở bề mặt.
Chỉ khi một người khi có thể dùng lý tính mà làm việc mới có thể tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc xảy ra. Xử lý công việc một cách có lý trí mới giúp ta không phải ôm hận và nuối tiếc.
Theo: book.idv.tw
Minh Vũ biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét