Vì sao người Tây Tạng tôn sùng tục thiên táng rùng rợn?
Khác với nhiều nơi trên thế giới, người Tây Tạng thực hiện tập tục thiên táng vô cùng rùng rợn và đáng sợ. Thi thể người quá cố được dùng làm mồi cho đàn kền kền. Người Tây Tạng làm như vậy vì tin rằng người chết sẽ sớm được đến miền đất cực lạc.
Tập tục thiên táng hay còn gọi là điểu táng là hình thức mai táng đáng sợ của người Tây Tạng. Theo đó, thay vì chôn cất người chết trong những cỗ quan tài trong lòng đất, người Tây Tạng đưa thi thể người quá cố lên núi làm mồi cho đàn kền kền đói.
Nguồn gốc tập tục thiên táng xuất phát từ việc đa số người Tây Tạng theo Phật giáo Kim cương thừa (Vajrayana).
Do vậy, người Tây Tạng thời xưa quan niệm linh hồn người chết đã rời khỏi cơ thể và thi thể còn lại chỉ là phần "con".
Trong khi đó, kền kền được người dân Tây Tạng tôn kính như một loài động vật linh thiêng liêng.
Người Tây Tạng tin rằng việc an táng người chết bằng cách nuôi kền kền cũng giống như đức Phật tổ Như Lai lấy xác mình nuôi hổ dữ để khỏi hại các sinh linh khác trong thế giới.
Do vậy, người Tây Tạng xẻ thi thể người quá cố làm mồi cho kền kền ăn để người chết nhanh chóng lên thiên đàng.
Thiên táng có 2 hình thức là: đơn giản và long trọng. Trong đó, kiểu thiên táng đơn giản là người chết sẽ được đưa lên núi rồi để lại cho đàn kền kền tìm đến ăn thịt.
Ngược lại, kiểu thiên táng long trọng diễn ra với nhiều nghi thức. Cụ thể, các Lạt Ma sẽ cầu nguyện cho người chết được đặt ở tư thế ngồi suốt 24 giờ.
Sau khi được cầu nguyện, người ta sẽ tắm rửa sạch sẽ và bọc thi thể người chết trong vải trắng rồi mang lên núi.
Kế đến, các rogyapa (người xử lý xác chết) sẽ từng bước thực hiện công việc chia, cắt thi hài người quá cố và ném cho những con kền kền ăn
Tâm Anh (theo Ancient Origins)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét