Tránh gặp rắc rối khi du lịch nước ngoài
Tránh gặp rắc rối khi du lịch nước ngoài, hãy nhớ những điều này
(Dân trí) - Ăn uống không đúng nơi quy định ở Singapore có thể bị phạt cả chục triệu đồng. Trong khi đó ở Italia, du khách có thể gặp rắc rối với “cảnh sát giả mạo”.
Đừng dựa dẫm vào Google Map khi đến Hàn Quốc
Vì những cân nhắc về an ninh quốc gia, chính phủ Hàn Quốc không cấp quyền cho Google sử dụng dữ liệu bản đồ. Bởi vậy khi tới đây du lịch, du khách không thể “dựa dẫm” vào phương tiện chỉ đường này. Trước khi sang Hàn Quốc, bạn hãy cài đặt ứng dụng chỉ đường của Hàn Quốc, trong đó phổ biến nhất là Naver Map.
Ăn uống ở nơi công cộng tại Singapore có thể chịu phạt cả chục triệu đồng
Singapore được mệnh danh là quốc gia của những lệnh cấm. Nhằm đảm bảo một điểm đến xanh sạch, hàng loạt các lệnh cấm và mức phạt “nặng tay” được áp dụng tại đây. Cụ thể, hút thuốc lá nơi công cộng phạt 1000 SGD (17 triệu đồng), ăn uống cho con bú trên các phương tiện giao thông công cộng phạt 500 SGD (8.5 triệu đồng). Bởi vậy, nếu đang trên tàu điện ngầm, dù khát đến mấy, hãy cố đợi xuống tàu rồi mới ăn.
Tại sao Singapore áp dụng điều luật nghiêm ngặt như vậy? Chính phủ quốc gia này muốn ngăn chặn mọi tình huống nguy hiểm và bất tiện có thể xảy ra với hành khách như đồ uống hay thức ăn vô tình đổ xuống làm hỏng ghế ngồi, hoặc gây trơn trượt dẫn tới chấn thương.
Đừng dẫm chân vào những món đồ này khi ở Bali
Nếu có dịp tới thăm đảo Bali, Indonesia, hãy chú ý khi bước chân ra đường. Du khách có thể thấy những món đồ có tên “canang sari” được người dân đặt ngay trên vỉa hè để cúng Thần Hindu Sang Hyang Widhi Wasa. Nếu dẫm chân lên rồi tỏ thái độ bất kính, du khách có thể chịu mức phạt tiền không nhỏ kèm 4 năm tù.
Không mua được đồ sau 9 giờ tối ở Thụy Sỹ
Đó là điều khá bất tiện với những ai quen sống trong các đô thị sầm uất không ngủ. Các cửa hàng ở Thụy Sỹ đóng cửa lúc 6h30 tối vào hầu hết các ngày, và 9 giờ tối vào ngày thứ 5. Họ cũng không làm việc vào chủ nhật. Tuy nhiên, vẫn có một số cửa hàng nhỏ hoạt động theo nguyên tắc riêng.
Và ngay cả khi có cửa hàng vẫn hoạt động sau 9 giờ tối, du khách cũng không thể mua những món đồ uống có cồn. Điều này cũng tương tự ở Đức và Áo.
Không được mang tiền Tunisia về làm quà lưu niệm
Mang tiền của Tunisia ra khỏi lãnh thổ quốc gia này có thể khiến du khách gặp rắc rối với luật pháp.
Nhiều người có thói quen cầm ít tiền của nước sở tại về làm quà lưu niệm. Tuy nhiên, điều này không được chấp nhận ở Tunisia. Quốc gia này có chính sách đóng với tiền tệ. Nếu du khách bị phát hiện cầm tiền Tunisia ra khỏi đất nước, nhân viên hải quan sẽ tịch thu toàn bộ.
Cẩn thận với “cảnh sát mạo danh” ở Italia
Giống như một số quốc gia khác, du khách có nguy cơ đụng phải “cảnh sát giả” ở Italia. Họ sẽ “kiểm tra” khách nước ngoài rồi tranh thủ lấy cắp tiền khi du khách sơ hở. Những cảnh sát thực sự sẽ không kiểm tra ngẫu nhiên giấy tờ của khách du lịch. Nếu rơi vào tình huống này, hãy gọi điện theo đường dây nóng nhờ sự trợ giúp.
Hoàng Hà (Theo Dantri)
Đừng dựa dẫm vào Google Map khi đến Hàn Quốc
Vì những cân nhắc về an ninh quốc gia, chính phủ Hàn Quốc không cấp quyền cho Google sử dụng dữ liệu bản đồ. Bởi vậy khi tới đây du lịch, du khách không thể “dựa dẫm” vào phương tiện chỉ đường này. Trước khi sang Hàn Quốc, bạn hãy cài đặt ứng dụng chỉ đường của Hàn Quốc, trong đó phổ biến nhất là Naver Map.
Ăn uống ở nơi công cộng tại Singapore có thể chịu phạt cả chục triệu đồng
Singapore được mệnh danh là quốc gia của những lệnh cấm. Nhằm đảm bảo một điểm đến xanh sạch, hàng loạt các lệnh cấm và mức phạt “nặng tay” được áp dụng tại đây. Cụ thể, hút thuốc lá nơi công cộng phạt 1000 SGD (17 triệu đồng), ăn uống cho con bú trên các phương tiện giao thông công cộng phạt 500 SGD (8.5 triệu đồng). Bởi vậy, nếu đang trên tàu điện ngầm, dù khát đến mấy, hãy cố đợi xuống tàu rồi mới ăn.
Tại sao Singapore áp dụng điều luật nghiêm ngặt như vậy? Chính phủ quốc gia này muốn ngăn chặn mọi tình huống nguy hiểm và bất tiện có thể xảy ra với hành khách như đồ uống hay thức ăn vô tình đổ xuống làm hỏng ghế ngồi, hoặc gây trơn trượt dẫn tới chấn thương.
Đừng dẫm chân vào những món đồ này khi ở Bali
Nếu có dịp tới thăm đảo Bali, Indonesia, hãy chú ý khi bước chân ra đường. Du khách có thể thấy những món đồ có tên “canang sari” được người dân đặt ngay trên vỉa hè để cúng Thần Hindu Sang Hyang Widhi Wasa. Nếu dẫm chân lên rồi tỏ thái độ bất kính, du khách có thể chịu mức phạt tiền không nhỏ kèm 4 năm tù.
Không mua được đồ sau 9 giờ tối ở Thụy Sỹ
Đó là điều khá bất tiện với những ai quen sống trong các đô thị sầm uất không ngủ. Các cửa hàng ở Thụy Sỹ đóng cửa lúc 6h30 tối vào hầu hết các ngày, và 9 giờ tối vào ngày thứ 5. Họ cũng không làm việc vào chủ nhật. Tuy nhiên, vẫn có một số cửa hàng nhỏ hoạt động theo nguyên tắc riêng.
Và ngay cả khi có cửa hàng vẫn hoạt động sau 9 giờ tối, du khách cũng không thể mua những món đồ uống có cồn. Điều này cũng tương tự ở Đức và Áo.
Không được mang tiền Tunisia về làm quà lưu niệm
Mang tiền của Tunisia ra khỏi lãnh thổ quốc gia này có thể khiến du khách gặp rắc rối với luật pháp.
Nhiều người có thói quen cầm ít tiền của nước sở tại về làm quà lưu niệm. Tuy nhiên, điều này không được chấp nhận ở Tunisia. Quốc gia này có chính sách đóng với tiền tệ. Nếu du khách bị phát hiện cầm tiền Tunisia ra khỏi đất nước, nhân viên hải quan sẽ tịch thu toàn bộ.
Cẩn thận với “cảnh sát mạo danh” ở Italia
Giống như một số quốc gia khác, du khách có nguy cơ đụng phải “cảnh sát giả” ở Italia. Họ sẽ “kiểm tra” khách nước ngoài rồi tranh thủ lấy cắp tiền khi du khách sơ hở. Những cảnh sát thực sự sẽ không kiểm tra ngẫu nhiên giấy tờ của khách du lịch. Nếu rơi vào tình huống này, hãy gọi điện theo đường dây nóng nhờ sự trợ giúp.
Hoàng Hà (Theo Dantri)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét