Cô dâu Thái ở TQ tuyệt vọng khi các nước giầu rời khỏi Vũ Hán

2:10:00 CH


Những người nước ngoài từ các quốc gia ít đầu mối ngoại giao như Thái Lan, Pakistan hay Indonesia lo sợ bị bỏ lại khi các nước lớn như Mỹ và Nhật Bản di tản công dân khỏi Vũ Hán.




Vũ Hán như thành phố ma giữa tâm dịch bệnh Hình ảnh từ máy bay không người lái cho thấy Vũ Hán trở thành một thành phố ma, đường phố vắng vẻ, giao thông công cộng bị đình chỉ, cuộc sống gần như dừng lại ở tâm dịch bệnh.
Mang thai, mới cưới và mắc kẹt tại trung tâm cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, Aphinya, quốc tịch Thái Lan, nằm trong số hàng nghìn người nước ngoài tuyệt vọng đang hướng ánh mắt bất lực về phía những nước giàu như Mỹ và Nhật Bản tức tốc đưa công dân về nhà.

Hàng trăm người đã bay về nơi an toàn trong tuần này tới Tokyo, Singapore và California trên các chuyến bay do chính phủ thuê nhưng những người từ các quốc gia có ít đầu mối ngoại giao sợ rằng họ bị bỏ lại.

"Tôi cảm thấy tổn thương khi họ không quan tâm đến chúng tôi", Aphinya Thasripech, 32 tuổi, nói với AFP.

"Hoặc là tôi có thể chết đói hoặc tôi sẽ bị nhiễm bệnh và chết", nữ công nhân đang mang thai hai tháng, nói một cách bi quan.

Tuyệt vọng chờ giúp đỡ
Cho đến nay, 170 người tử vong vì virus corona mới kể từ khi nó xuất hiện từ một khu chợ ở Vũ Hán và hơn 7.700 người nhiễm bệnh.

Bệnh dịch cũng lây lan khắp thế giới, với các trường hợp được ghi nhận ở cả Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Phần Lan và Mỹ nhưng tất cả trường hợp tử vong đều ở Trung Quốc.
Co dau Thai o TQ tuyet vong nhin cong dan nuoc giau roi khoi Vu Han hinh anh 1 vu_han.jpg

Đường phố vắng lặng ở Vũ Hán những ngày bùng phát dịch bệnh. Ảnh: AFP.
Trong nỗ lực ngăn chặn virus, Trung Quốc đã áp đặt lệnh cấm đi lại trong và xung quanh Vũ Hán, khiến hàng triệu người mắc kẹt, bao gồm hàng nghìn người nước ngoài.

Aphinya đến Trung Quốc hai tuần trước để kết hôn với người chồng Trung Quốc ở Tiên Đào - cách Vũ Hán khoảng 200 km.

Giờ thành phố trở thành thị trấn ma, với các nhà hàng và cửa hàng đều đóng cửa.

Aphinya cho biết cô lo lắng cho sức khỏe của đứa con chưa sinh của mình và mong muốn chính phủ Thái Lan đưa cô ra ngoài.

Trong nhiều ngày, chính phủ ở Bangkok cho biết họ đang chờ "sự cho phép" từ Trung Quốc để sơ tán 65 công dân được biết là ở hiện trường.

Nhưng sự chờ đợi đang gây nguy hiểm.

"Sớm hay muộn, sẽ đến lượt chúng tôi", Aphinya nói thêm rằng cô nghe nói một người đàn ông đã ngã gục trong nhà hàng gần đó.

Co dau Thai o TQ tuyet vong nhin cong dan nuoc giau roi khoi Vu Han hinh anh 2 vu_han_2.jpg
Một phụ nữ đeo mặt nạ bảo vệ trong khu phố ở ngoại ô Vũ Hán, trung tâm tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, ngày 27/1. Ảnh: AFP.
Sinh viên y khoa Thái Lan Badeephak Kaosala đã tự cô lập trong phòng ký túc xá của mình với nguồn cung cấp thực phẩm và nước đang cạn kiệt.

Anh theo dõi với sự hoài nghi khi các quốc gia giàu có di tản công dân của mình mà không nhận được lời nào từ quê nhà về việc khi nào hoặc liệu anh có thể thoát ra hay không.

"Trung Quốc đã cấp phép cho rất nhiều quốc gia khác... vì vậy chúng tôi cảm thấy thực sự suy sụp", chàng trai 23 tuổi nói với AFP.

"Chỉ kẻ ngốc mới muốn ở lại"
Hàn Quốc, Pháp và Anh đều tuyên bố chuẩn bị sơ tán công dân của họ. Nhật Bản đã mang hai máy bay đến chở người đi.

Nhưng "nỗi sợ hãi, thất vọng và hoảng loạn" đang gia tăng trong số những người vẫn bị mắc kẹt, Ruqia Shaikh, công dân Pakistan 33 tuổi, người đang thăm bạn bè khi thành phố bị phong tỏa, cho biết.

Có khoảng 500 sinh viên Pakistan ở Vũ Hán. Hiện tại, bốn người đã được chẩn đoán nhiễm virus corona, một quan chức ở Islamabad cho biết.

Co dau Thai o TQ tuyet vong nhin cong dan nuoc giau roi khoi Vu Han hinh anh 3 vu_han_3.jpg
Những người đeo mặt nạ đi bộ xuống một con đường vắng ở Vũ Hán, ngày 28/1. Ảnh: AP.
Những người có gia đình rất muốn rời đi, Ruqia nói, mặc dù một số sinh viên thích ở lại nơi họ sống và mong muốn có cơ hội chống lại bệnh dịch này ở đây hơn là các cơ sở y tế tồi tệ của Pakistan.

"Đất nước chúng tôi không có khả năng điều trị virus corona", cô nói với AFP.

Nhưng Fadil, nghiên cứu sinh người Indonesia ở Vũ Hán, nói rằng anh và bạn bè rất muốn rời đi - ngay cả khi chỉ đến một thành phố khác của Trung Quốc.

Co dau Thai o TQ tuyet vong nhin cong dan nuoc giau roi khoi Vu Han hinh anh 4 vu_han_1.jpg
Sinh viên y khoa người Thái Lan Badeephak Kaosala đã tự cách ly trong phòng ký túc xá của mình khi chờ đợi tin tức về chuyến bay có thể đưa anh từ Vũ Hán về nhà. Ảnh: AFP.
Có khoảng 100 người Indonesia ở Vũ Hán và 143 người khác ở tỉnh Hồ Bắc.

"Điều quan trọng là chúng tôi muốn ra khỏi đây. Chỉ những kẻ ngốc mới muốn ở lại Vũ Hán", anh nói.

Một số công dân Myanmar sống ở Vũ Hán đã đưa lên Facebook những lời cầu xin công khai để được đưa về nước.

"Các quốc gia khác đang hồi hương công dân của họ... khi nào chúng tôi sẽ được về?", Khin Thiri Thant Zin, thực tập sinh tại một bệnh viện ở Vũ Hán, nói.

"Tôi đau đầu vì khóc quá nhiều - tôi không thể ngủ được vào ban đêm", Zin bày tỏ.

TheoZing.vn

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.