Ninh Thuận - điểm sáng tăng trưởng ở khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên

1:42:00 CH

 46 năm sau ngày giải phóng (16/4/1975) và thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng, đặc biệt với những bước phát triển đột phá những năm gần đây, Ninh Thuận đã liên tục bứt phá, trở thành điểm sáng tăng trưởng ở khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên, vươn lên lọt vào nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước.

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Chiều 23/10/2020, tỉnh Ninh Thuận khai trương Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh IOC - Intelligent Operations Center, đánh dấu bước phát triển mới của Ninh Thuận trong nỗ lực thực hiện mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước. Ảnh: Nguyễn Thành/ TTXVN

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Sự xuất hiện của những dự án du lịch tiên phong, quy mô và đẳng cấp quốc tế đang góp phần đưa Ninh Thuận trở thành một trong 7 vùng trọng điểm du lịch quốc gia, điểm đến mới của châu Á. Trong ảnh: Hang Rái là một điểm du lịch hấp dẫn nằm trong cụm du lịch Vườn quốc gia Núi Chúa với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của tự nhiên vẫn còn giữ được gần như nguyên vẹn, được tạo thành từ những khối đá to xếp chồng thành những hang động lớn nhỏ, hình dạng khác nhau... Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Những năm qua, Ninh Thuận đã nhanh chóng thu hút, khơi thông dòng vốn đổ vào hạ tầng du lịch lên tới 28.000 tỷ đồng. Trong ảnh: Hòn Đỏ thuộc địa phận xã biển Thanh Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) là một quần thể san hô cổ hóa thạch do sóng biển bào mòn theo thời gian tạo thành, là điểm du lịch hoang sơ tuyệt đẹp thu hút nhiều du khách. Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Thi công dự án đường dây truyền tải 500 kV, 220 kV tại huyện Thuận Nam để giải tỏa công suất điện các dự án năng lượng tái tạo. Ảnh: Công Thử/TTXVN

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Dự án điện gió và điện mặt trời tại các xã Lợi Hải và Bắc Phong, huyện Thuận Bắc được triển khai nhanh nhờ sự hỗ trợ lớn của tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Minh Hưng/TTXVN

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Sự đầu tư đúng hướng, khai thác hết lợi thế tiềm năng cùng sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ đã giúp kinh tế, xã hội của Ninh Thuận thực sự “cất cánh” trong những năm vừa qua. Trong ảnh: Dự án Cảng biển tổng hợp Cà Ná đang được thi công trên biển. Ảnh: Công Thử/TTXVN

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

5 năm trở lại đây, Ninh Thuận đã có bước phát triển đột phá trong nhiều lĩnh vực. Tốc độ tăng GRDP bình quân đạt 10,2%/năm; GRDP bình quân đạt 60,1 triệu đồng/người, tăng 2,17 lần so với năm 2015. Trong ảnh: Ngư dân đưa lưới mới lên tàu cá tại cảng cá Mỹ Tân, xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, chuẩn bị cho chuyến ra khơi đánh bắt hải sản xa bờ. Ảnh: Minh Hưng/TTXVN

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Theo đề án phát triển ngành muối của Chính phủ, Ninh Thuận sẽ là vùng trọng điểm tập trung sản xuất muối quy mô công nghiệp ở Nam Trung bộ để đáp ứng nhu cầu cho ngành công nghiệp hóa chất, nguyên liệu cho chế biến muối tinh cao cấp. Đến năm 2030, Ninh Thuận sẽ là địa phương dẫn đầu về quy mô diện tích và sản lượng muối của cả nước. Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Ninh Thuận là tỉnh có đàn cừu lớn nhất nước với gần 117.000 con. Để phát huy thế mạnh này, tỉnh tập trung đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp bền vững để tăng năng suất và giá trị sản phẩm. Ảnh: Công Thử/TTXVN

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Nho là loại cây trồng đặc thù của Ninh Thuận, có hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác trên cùng diện tích canh tác, hằng năm mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người sản xuất. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Thực hiện cải cách mạnh mẽ, Ninh Thuận đã tiên phong đưa vào hoạt động văn phòng phát triển kinh tế (Economic Development Office - EDO) theo hình mẫu văn phòng phát triển kinh tế của Singapore. Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

5 năm trở lại đây, Ninh Thuận đã có bước phát triển đột phá trong nhiều lĩnh vực. Tốc độ tăng GRDP bình quân đạt 10,2%/năm; GRDP bình quân đạt 60,1 triệu đồng/người, tăng 2,17 lần so với năm 2015. Ảnh: Công Thử/TTXVN

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi không ngừng được nâng lên. Đến nay, tất cả các xã miền núi đều có trường mầm non, tiểu học, THCS khang trang, cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư đáp ứng yêu cầu dạy và học. Trong ảnh: Cô giáo Chamaléa Thị Khuyên (dân tộc Raglai), trường Tiểu học Phước Thành A, xã Phước Thành, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận luôn chăm lo giáo dục cho học sinh. Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Làng gốm cổ Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước) được xem như một bảo tàng sống về nghề gốm truyền thống của người Chăm tỉnh Ninh Thuận với gần 8 thế kỷ hình thành và phát triển. Nghệ thuật làm gốm của người Chăm Bàu Trúc được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (năm 2017) và cũng đã trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cần phải bảo vệ khẩn cấp. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Vườn quốc gia Núi Chúa, điểm thu hút khách du lịch, các nhà khoa học tới tham quan, nghiên cứu, đặc biệt là những người yêu thiên nhiên muốn khám phá những bí ẩn của hệ sinh thái khô hạn đặc trưng nhất ở Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Theo định hướng chiến lược phát triển du lịch cao cấp, Ninh Thuận sẽ trở thành trung tâm nghỉ dưỡng chất lượng cao với các trải nghiệm mới lạ. Trong ảnh: Phong cảnh tuyệt đẹp của đồi cát Nam Cương, huyện Ninh Phước. Ảnh: Thanh Hà/TTXVN

TTXVN/Báo Tin tức

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.