Bí ẩn phía sau Tử Cấm Thành Trung Quốc

Bí ẩn phía sau Tử Cấm Thành - nơi rùng rợn bậc nhất Trung Quốc
user avatar

Tòa thành nổi tiếng của Trung Quốc thu hút hàng triệu du khách mỗi năm bởi sự lộng lẫy, quy mô ấn tượng cũng như những bí ẩn bên trong lại chẳng mấy người hiểu rõ.
Tử Cấm Thành được xây dựng từ năm 1406 đến năm 1420, gồm có 980 toà nhà trên diện tích 720.000m2. Công trình này được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987 và là quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới. Tử Cấm Thành được xây dựng trong 14 năm với những vật liệu cao cấp như gạch Tô Châu, ngói men ngọc An Huy, đá quý Phòng Sơn, gỗ quý Phương Nam.
Đa số mái của các cung điện đều lợp ngói lưu ly màu vàng, màu tượng trưng cho triều đình Trung Quốc. Màu vàng trong thuyết ngũ hành là thổ, gốc của vạn vật, cho nên xưa nay màu vàng được giới thống trị xem là màu tôn quý nhất.
Tường cung điện được sơn màu đỏ tươi, tượng trưng cho sự trang nghiêm, hạnh phúc, may mắn. Thời xưa, trừ hoàng cung ra, chỉ có phủ thân vương và những đền miếu quan trọng mới được dùng màu đỏ.
Tử Cấm Thành là một khu tổ hợp các công trình cổ, với nhiều hiện vật quý từ gốm và ngọc bích. Tổng cộng tòa thành này có 9.999 căn phòng. Mỗi phòng trong số 9.999 phòng đều được trang trí bởi các bức tượng. Phòng càng quan trọng thì càng có nhiều tượng. Phòng quan trọng nhất có tới 10 bức tượng.
Số 9 (cửu) được coi là con số tượng trưng cho hoàng đế, vì vậy có 9 cửa dẫn vào nội đình (hậu cung). Các cửa này đều là những tòa lầu được trang trí lộng lẫy.
Khoảng một triệu hiện vật trong bảo tàng ở Tử Cấm Thành được coi là di sản quốc gia của Trung Quốc và nằm dưới sự bảo vệ của chính phủ Trung Quốc. Tổng công trình sư của Tử Cấm Thành là Nguyễn An, người Việt, sinh năm 1381. Sau khi nhà Minh đánh bại nhà Hồ, xâm chiếm Đại Việt, ông cùng một lượng lớn thanh thiếu niên bị bắt sang Trung Hoa làm thái giám. Trong số thái giám phục vụ ở cung vua, Minh Thành Tổ thấy Nguyễn An rất giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc xây dựng, lại liêm khiết nên tin dùng. Công việc của ông kết hợp nhiệm vụ của một nhà kiến trúc sư công trình, một nhà quy hoạch, một kỹ sư xây dựng lẫn một nhà quản lý dự án xây dựng ở thời đại ngày nay.
Hai tượng sư tử đồng đặt trên bệ đá ở cửa nội đình gồm một con đực và một con cái. Con đực giữ một quả bóng dưới chân, tượng trưng cho quyền lực. Con cái giữ một con sư tử con, tượng trưng cho sự sống.
Phần móng của Tử Cấm Thành được lát các phiến đá dày 3m để tránh có kẻ xâm nhập từ phía dưới.
Nhìn bề ngoài, Cố Cung rất bề thế, xa hoa và hầu như ai cũng muốn được bước vào dù chỉ một lần. Tuy nhiên, đằng sau bức tường thành vững chãi đó lại chất đầy bí ẩn.
Bí mật đằng sau cái tên Tử Cấm Thành
Ngày xưa, các hoàng đề đều tự cho mình là "chân mệnh thiên tử", tức con của trời. Vì thế, họ là người có quyền lực tối cao, có quyền hô mưa gọi gió, xoay chuyển càng khôn.Các hoàng đế cho rằng, cung điện mà họ ở là bản sao của thiên cung trên trời, nơi mà các vị thần ngự trị.
Chính vì đó là một nơi thiêng liêng nên không thể để người dân lui tới nên cái tên Tử Cấm Thành đã ra đời.
Chữ “Tử” trong từ “Tử Cấm Thành” có nghĩa là màu tím, lấy ý theo thần thoại Tử Vi Viên. Đây được xem là nơi ở của Thần Mặt trời, trong khi đó, vua được coi là con trời nên nơi ở của vua cũng gọi là “Tử”. Bên cạnh đó, “Cấm Thành” là khu cấm dân thường ra vào. Nếu ai cố chấp bước vào sẽ bị xử tử.
Tử Cấm Thành là nơi ở của vua và các phi tần, hoàng tử, công chúa.
Trong Tử Cấm Thành chỉ có hoàng đế, các phi tử cùng con cháu hoàng gia sinh sống. Ngoài ra, chỉ có các cung nữ, thái giám và vương công đại thần mới được phép ra vào.
Tuy nhiên, dưới thời nhà Thanh, việc vương công đại thần có thể ra vào Cố Cung cũng bị hạn chế.
Tử Cấm Thành là nơi ở của 24 vị hoàng đế Trung Quốc
Minh Thành Tổ là vị hoàng đế thứ ba của nhà Minh. Ông bắt đầu cho xây dựng công trình kiến trúc này vào năm 1406 và khu phức hợp được hoàn thành vào năm 1420. 14 vị hoàng đế nhà Minh đã sống ở đây cho tới khi bị người Mãn xâm chiếm vào năm 1644. Sau đó, họ chuyển thủ đô tới Thẩm Dương.
Sau đó, nhà Thanh lại chuyển thủ đô về Bắc Kinh và Tử Cấm Thành là nơi ở của 10 vị hoàng đế nhà Thanh cho tới khi vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh thoái vị vào năm 1912, khi thành lập nước Cộng hòa Trung Hoa.
Bí ẩn đằng sau hàng trăm miệng giếng trong Tử Cấm Thành
Trong Cố Cung có gần 80 miệng giếng lớn nhỏ khác nhau nên trong Tử Cấm Thành không bao giờ sợ thiếu nước. Tuy nhiên, nước cung cấp cho các sinh hoạt hằng ngày trong cung đều không sử dụng nguồn nước đến từ những giếng nước này. Nguyên nhân là do những giếng nước này trong cung đều trở thành công cụ đấu đá tranh giành quyền lực trong cung cấm.
Do tranh sủng, trả thù, không ít các phi tần thường lén bỏ thuốc xuống giếng để khiến kẻ thù đau bụng, tiêu chảy. Tuy nhiên, nhiều người còn bỏ thuốc để tình địch mất khả năng mang thai, thậm chí là đầu độc để giết người.
Chưa hết, những giếng nước này còn là những “nấm mồ nước” của không ít cung nữ, thái giám, phi tần. Theo hồi tưởng của một thái giám cuối thời nhà Thanh, hầu hết các cung nữ đều có xuất thân nghèo khổ, không nhà không cửa. Đại đa số cung nữ đều làm công việc tạp dịch vất vả, bị các phi tần, nữ quan chèn ép. Do không chịu nổi, nhiều người đã gieo mình xuống giếng để tự vẫn.
Bảo tàng Cung điện là một trong những bảo tàng văn hóa lớn nhất thế giới
Tử Cấm Thành còn được gọi là Bảo tàng cung điện, là nơi trưng bày bộ sưu tập các hiện vật lịch sử Trung Quốc lớn nhất thế giới. Bộ sưu tập có niên đại từ hàng ngàn năm trước và được coi là một trong những bảo tàng nổi tiếng nhất trên thế giới. Bảo tàng Cung điện còn nằm trong danh sách 10 bảo tàng hàng đầu của Trung Quốc.
Du khách có thể nhìn thấy các kho báu và các tòa nhà cổ xưa tuyệt đẹp khi tham quan khu phức hợp. Sứ cổ, ngọc bích, các khu vườn, sân trong, và di vật được trưng bày trong bảo tàng đều mang ý nghĩa đặc trưng cho lịch sử của Trung Quốc và thế giới.
Một phần bộ sưu tập ban đầu của bảo tàng được trưng bày ở Đài Loan
Năm 1933, một số kho báu quốc gia trong Tử Cấm Thành đã được sơ tán để bảo vệ khỏi sự xâm lược của Nhật Bản. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, một số bộ sưu tập đã được trả lại, nhưng một số bộ sưu tập khác được đặt tại Bảo tàng Cung điện Quốc gia ở Đài Bắc.
Tử Cấm Thành là điểm du lịch nổi tiếng nhất của Trung Quốc
Nhờ ý nghĩa văn hóa và vẻ đẹp độc đáo, Tử Cấm Thành là điểm tham quan nổi tiếng của khách du lịch Trung Quốc và nước ngoài. Bảo tàng Cung điện thu hút hơn 14 triệu du khách mỗi năm. Đặc biệt, nơi đây luôn đông đúc, nhộn nhịp vào các ngày lễ quốc gia và vào ngày nghỉ cuối tuần.
Tử Cấm Thành được coi là báu vật lịch sử vô giá, nơi đây được coi là công trình lịch sử chứng kiến thời địa hoàng kim nhất của Trung Quốc thời phong kiến. Không chỉ mang giá trị lịch sử mà nó còn có giá trị to lớn về mặt văn hóa đối với nhân dân Trung Hoa, nơi đây được coi là kiệt tác nghệ thuật kiên trúc Trung Hoa với những nét chạm khắc tinh tế, tỉ mỉ. Nếu có dịp đi du lịch Trung Quốc du khách đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá Cố Cung này nhé!
(TheoNews4Vnay - Tổng hợp)


Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.