Tản mạn đón Tết
Hôm nay 6/2/2010 là ngày Lễ Ông Táo ,mở đầu Tết Âm Lịch
Chuyện 4 : Tết Canh Dần đã đến
23 tháng chạp là ngày "đưa ông Táo về trời" , vào ngày này mọi người đã cảm nhận được không khí Tết - nô nức, hồ hởi, nhộn nhịp phố phường, chợ búa... Nói chung, để đến ngày Tết chính - Tết Nguyên Đán phải trải qua những mốc mang dáng dấp nghi lễ chuẩn bị như đưa ông Táo về Trời (hay còn gọi là Tết Táo Quân), đêm trừ tịch - đón giao thừa. Sau lễ Ông Táo là nhà cửa được dọn dẹp và việc chuẩn bị đón Tết ngày càng khẩn trương hơn.
Tết Táo Quân hay dân gian thường nói "đưa ông Táo về trời", theo giải nghĩa từ hán: Táo là "bếp", Táo Quân hay ông Táo nghĩa là "ông Vua bếp", "ông Quản bếp". Theo dân gian, ông Táo hay Thổ Công gồm có 3 vị (2 ông, 1 bà) là các vị thần trông coi mọi hoạt động của gia chủ và ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ. Lễ tục cúng ông Táo có từ rất lâu đời. Dân ta tin rằng có thần Bếp đêm ngày vô hình ngồi ở cạnh bếp, theo dõi công việc của chủ nhà rồi đến cuối năm lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng thượng đế. Để cho ông đi đường thuận lợi, chủ nhà phải sắm lễ: Nấu xôi chè, đốt vàng hương, mua cá chép cho ông cưỡi. Thường là cá chép vì cá này đã vượt vũ môn hóa thành rồng nên có thể bay cao được.
Truyền thuyết xưa ( chưa rõ nguồn gốc ) có hai vợ chồng vì quá nghèo khổ đã bỏ nhau, mỗi người mỗi nơi tha phương cầu thực. Người vợ sau này may mắn lấy được chồng giàu. Một năm, vào ngày 23 tháng chạp, người chồng trên đường đi ăn xin đã vô tình gặp lại người vợ cũ. Vì tình xưa nghĩa cũ, người vợ đưa về nhà cho tiền, cơm gạo, nhưng không may người chồng mới bắt gặp, nghi ngờ vợ thông gian. Người vợ khó xử, uất ức đã nhảy vào bếp lửa tự vẫn, người chồng mới ân hận cũng lao vào lửa nốt.!. Cảm thấy cái nghĩa của 3 người nên trời đã phong cho họ làm "Vua bếp" mãi mãi bên nhau. Từ tích này mà về sau bếp thường có "ba ông đầu rau" (3 hòn đất để kê nồi đun bếp). Dân gian cũng chọn lấy ngày 23 tháng chạp hàng năm để làm "lễ Táo Quân", "lễ đưa ông Táo về trời" để ông Táo dâng sớ báo cáo với trời về những việc trong nhà suốt một năm qua. Lễ Táo Quân thường có bánh, kẹo và không thể thiếu cá chép để đưa Táo về trời.
Ngày 23 tháng chạp, theo phong tục nhà nào cũng tiễn ông Táo lên chầu trời. Trên bàn thờ có ba chiếc mũ mới bằng giấy: một màu vàng ở giữa, hai màu đen ở hai bên - tức hai ông, một bà - không có cỗ mặn, chỉ cúng hương hoa, sau có con cá chép đang bơi trong chậu thau, cúng xong đem thả ở hồ, ao.
Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Bài vị thờ vua Bếp thường được ghi vắn tắt là "Định Phúc táo Quân" nghĩa là thần định mọi sự hạnh phúc. Những dịp lễ tết giỗ chạp hay có công to việc lớn trong nhà có thể cúng chay hoặc cúng mặn tuỳ nghi. Theo tín ngưỡng cổ truyền, đây là ngày Táo Quân lên trời báo cáo Ngọc Hoàng Thượng đế những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian, những hành vi, việc làm tốt, xấu của các thành viên trong gia đình trong năm. Phương tiện để Táo Quân lên trời là cá chép vàng. Tết ông Công ông Táo làm to nhỏ, chay mặn tùy khả năng mỗi gia đình, nhưng dứt khoát phải có bộ mã Táo Quân mới. Sau khi cúng Táo Quân, người ta hóa mã.
Lễ cúng Táo quân
Lễ cúng Táo Quân ngày 23 tháng Chạp được coi là mang tính cách chuyển giao năm cũ, đón chào năm mới. Người ta chuẩn bị chu đáo cho chiều 30 là thời điểm đón ông Táo trở về trần gian làm nhiệm vụ năm mới. Lễ vật cúng Táo Quân gồm có: mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấỵ Màu sắc của mũ, áo hay hia ông công thay đổi hàng năm theo ngũ hành:
+ Năm hành kim thì dùng màu vàng
+ Năm hành mộc thì dùng màu trắng
+ Năm hành thủy thì dùng màu xanh
+ Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ
+ Năm hành thổ thì dùng màu đen
Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!
Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc Việt
Phong tục cổ truyền thì như vậy, nhưng cuộc sống càng hiện đại thì việc thờ cúng trong những ngày Tết Âm Lịch đã có nhiều thay đổi tùy theo vùng miền và tùy theo thu nhập của từng gia đình, xu hướng chung là đơn giản hóa hơn ngày xưa nhiều, vì theo " cái tâm là chính " .Đã nhiều năm sống ở miền Nam gia đình tôi cũng biết được đôi điều về tập tục của vùng đất chan hòa ánh nắng không có tiết trời xe lạnh vào những ngày Xuân như ở miền Bắc. Vào ngày lễ Ông Táo trong Nam, nhiều gia đình thường cúng cá chép giấy thay vì cúng cá chép sống như ngày xưa, điều đó cũng thực tế về mức độ đô thị hóa nhanh, ao hồ ngày càng ít thì lấy chỗ nào mà thả cá chép.Về hoa quả trong ngày cúng Ông Táo theo phong tục trong này thì thường chọn hoa cúc vạn thọ có cả gốc và rễ giá khỏang 4000 -5000đ là đủ một bình, và quýt đường thường được mua để cúng, chọn trái to, cành lá xum xuê, giá từ 25,000 -35,000đ/kg.
Thèo lèo ( kẹo chủ yếu làm từ lạc hay đậu phộng và vừng hay là mè) không thể thiếu trên bàn thờ cúng ông Táo giá từ 50 – 60 ngàn đồng/kg.Cũng như miền bắc trong ngày này thường cúng xôi chè, phổ biến ở Sài Gòn là xôi chè đã được “ công nghiệp hóa “ như chè đủ các lọai đựng sẵn trong ly nhựa có nắp giá khỏang 5000đ/ly, xôi bán theo cân khỏang 50 -60 ngàn đồng/kg. Vàng mã để cúng phổ biến là mũ, áo ông táo, bộ giấy tiền được gói sẵn giá từ 3 – 50 ngàn/bộ và có khi đắt hơn.Nhiều nhà còn làm chè bánh trôi tầu ( có nhân đậu xanh trộn với vừng đen) hiện nay tại các siêu thị đều có bán, giá 23,000đ bao 10viên, làm rất dễ cho 1 ít đường vào nuớc đun sôi rồi thả các viên bánh trôi làm sẵn vào trong 5 - 10 phút, lấy ra cho vào 3 bát con.
Trong những ngày trước Tết này nhiều người còn vất vả lo vé tầu xe và phương tiện để về quê ăn Tết, cùng với gia đình, thì việc chuẩn bị đón Tết cũng ít nhiều bị ảnh hưởng và thực tế cuộc sống càng hiện đại thì Tết chỉ có ý nghiã tinh thần nhiều hơn.
( Tham khảo thêm trên mạng )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét