Làm nghề

2:07:00 CH

 


 LÀM NGHỀ

Mục đích của làm nghề là để kiếm tiền. Trên đời này chẳng có ai làm một nghề gì đó chỉ để mà chơi. Trừ mấy ông nhà thơ, nhà văn, họa sĩ đôi khi chỉ là hứng lên rồi viết một bài, vẽ một bức tranh rồi để đó. Nếu ai ở Hà Nội thì biết quán cà-phê Lâm, dân Hà Nội gọi là quán “Lâm toét”. Quán nổi tiếng vì các họa sĩ Hà Nội đều dùng tranh của mình để gán nợ cà-phê cho Lâm “Toét”, nhiều đến nổi đã có lần ông Lâm mở hẳn một triển lãm tranh ở thành phố HCM. Nói rông dài mãi, xin vào đề ngay đây.
Số người làm nghề để thỏa mãn cái sự sung sướng, chắc chắn không nhiều. Một khi nền kinh tế thị trường càng phát triển thì đến “thần cũng vị tiền”. Lão lại thấy mấy anh chị hát sĩ, múa sĩ và vài cái sĩ nữa nói rằng, các sĩ ấy không cần khán giả. Thì ra cái xe sang, cái nhà cao cửa rộng của mấy người đó đều là hàng mã do thiên hạ cúng cho cô hồn, chứ tiền đâu mà mua đồ thật. Bữa trước tôi có đọc một bài viết của ai đó, nói rằng, “Tu là một nghề; chùa để kinh doanh; sư để kiếm tiền”, tất nhiên điều đó không đúng trong mọi trường hợp song lại đúng trong nhiều trường hợp.
Ngày đức Thích ca Mâu ni tu tập, ngài chỉ ngồi dưới cây bồ đề mà giác ngộ. Chỉ có thế thôi mà đức Phật đã khơi dậy Phật tính trong con người mình để đạt đến độ thượng thừa. Ngày nay, đi tu là phải có chùa lớn như chùa B.Đ. ở Ninh Bình, như chùa T.C. ở Hà Nam, thì những tu sĩ ở đó mới thành chính quả. Rồi có người lại đặt câu hỏi, tại sao cũng ăn chay mà đạo sĩ thì gầy ốm còn nhà sư thì mập mạp? Câu trả lời của người viết, là do đạo sĩ thường xuyên hoạt động ngoài trời; còn nhà sư chỉ ngồi một chỗ trong nhà. Cũng có lý! Vậy còn lý do nào khác?
Lại nói về, tu là một nghề và chùa là để kinh doanh. Tôi có một anh bạn là kỹ sư điện, đã mấy lần anh ấy tính về quê Tiền Giang xây chùa. Tôi hỏi để làm gì? Anh ấy trả lời công khai là để tu tập, nhưng với riêng tôi thì anh ấy bảo để kiếm tiền! Anh cho biết, cách kinh doanh tốt nhất là làm sao lôi kéo được nhiều phật tử đến chùa; muốn lôi kéo được phật tử thì chùa phải lớn, phải đẹp, điều đó cũng có nghĩa là số tiền công đức sẽ tăng theo số lượng phật tử đi lễ chùa hoặc khách thập phương đến vãng cảnh chùa. Kinh doanh đấy!
Thông thường doanh nghiệp phải khai báo với ngành thuế về các khoản thu chi, lãi lỗ ra sao. Riêng nhà chùa cũng như nhà thờ thì chả cần phải làm những việc phiền phức ấy. Một chu trình đơn giản thôi – mở khóa hòm công đức, rồi kiểm đếm, rồi cất đi, toàn tiền mặt cả, đâu có qua ngân hàng mà phải khai báo. Còn thu chi? Người chủ đầu tư vào ngôi chùa hay ngôi nhà thờ đó quyết định tất cả. Khỏe re!
Thời gian gần đây, mạng internet mở rộng từ thành thị đến nông thôn, ngồi ở ngóc ngách xó xỉnh nào cũng có thể kết nối điện thoại di động với mạng; thế là nở rộ các buổi giảng kinh kệ của các nhà sư. Nhà sư bây giờ trở thành youtubers, chả biết có kiếm được tiền không nữa? Tội thật, các sư vất vả quá!
Thế còn đạo Công giáo, có phải là một ngành kinh doanh không nhỉ? Theo như Fredrich Angels, thì khởi thủy Ki-tô giáo là cuộc vận động của những người bị áp bức. Đế chế La Mã khi đó coi Ki-tô giáo là tà giáo, những người theo Ki-tô giáo là những kẻ phản loạn. Do đó, nhà cầm quyền La Mã đã thẳng tay đàn áp những người Ki-tô giáo. Nhưng vào thế kỷ II sau CN, có sự biến đổi thành phần xã hội, chính quyền La Mã đã lợi dụng tôn giáo này, từ chỗ cấm đoán xua đuổi, chuyển sang ủng hộ, tạo điều kiện cho Ki-tô giáo phát triển, trở thành quốc đạo của đế chế La Mã.
Từ đó, Ki-tô giáo trở thành công cụ của đế chế La Mã. Và một khi đế chế này chinh phục gần như toàn bộ tây Âu, Trung và Nam Âu thì cũng là thời điểm Ki-tô giáo bành trướng trên một giải đất rất rộng lớn (xin coi bản đồ châu Âu vào năm 117 sau công nguyên ở dưới).
Có điều, lão cảm thấy những hoạt động tôn giáo của Ki-tô giáo diễn ra âm thầm hơn Phật giáo. Cũng là cách quyên tiền, ta cứ coi cách các “thầy cả” cầm cái hộp gỗ chìa ra trước mặt từng người đến chịu lễ trong nhà thờ (xem phim Charlie Charplin), nó khác với cái hòm công đức của nhà chùa đặt chình ình trước bàn thờ Phật tổ. Rồi cách hành lễ của bên Công giáo cũng khác với bên Phật giáo. Đi bên ngoài nhà thờ Công giáo chẳng ai nghe thấy tiếng trống mõ, nhưng chỉ cần đi bên ngoài chùa Phật giáo là ta đã nghe thấy ối âm thanh.
Các thầy tu bên Công giáo có ăn chay không? Hình như chỉ kiêng “mặn” vào ngày thứ sáu. Các thầy có cả một hầm rượu vang ngoại hạng nhưng mấy ai biết? Về lý thuyết thì sư phải ăn chay trường và không uống rượu. Đó là chuyện của các nhà tu hành, lão chả thọc mạch làm gì. Nhưng, đã là nhà tu hành thì mọi chuyện cứ nên minh bạch.
Đã yêu thì nói rằng yêu,
Chẳng yêu thì nói một điều cho xong
Làm chi dở đục dở trong
Lờ lờ nước hến cho lòng tương tư
(Thơ khuyết danh)
Đoàn quân Thiên chúa giáo dẫn lối cho quân Pháp xâm chiếm nước ta tuy không có hành động gì đó như những kẻ xâm lược, song lại đàn áp các tôn giáo khác. Như phá chùa ở Hà Nội để xây nhà thờ; như đàn áp Phật tử dưới thời Diệm – Nhu, nhưng đoàn quân của đế chế La Mã thì chắc không tránh khỏi việc “sưu tầm” tài sản từ các quốc gia khác về làm giàu cho minh. Đặc biệt là việc xâm phạm về văn hóa. Quốc gia bị quân La Mã “sưu tầm” vật phẩm văn hóa nhiều nhất là Hy Lạp cổ đại.
Vào thế kỷ 16, giáo hoàng Julius II đã thành lập bảo tàng, tiếng Ý gọi là Musei Vaticani, chứa khoảng 70.000 tác phẩm nghệ thuật, trong đó có 20.000 tác phẩm được trưng bày, cần có 640 người làm việc trong Musei Vaticani. Lão cũng đã có dịp vào xem lướt qua bảo tàng này tại tòa thánh ở Roma. Bảy mươi ngàn tác phẩm nghệ thuật, một khối tài sản có giá trị khổng lồ mà không do các tu sĩ tạo ra. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để các tác phẩm nghệ thuật ấy tụ tập tại tòa thánh?
Nhưng, Phật giáo có tính ưu việt là dạy cho mọi người trở nên thiện lành. “Phật tại tâm”, vì thế người tu hành có nhiệm vụ hướng dẫn bá tánh phát huy Phật tính trong mỗi con người. Chính vì vậy Phật giáo, chưa bao giờ là nguồn gốc của các cuộc chiến tranh. Ngược lại, Công giáo, trong một số trường hợp lại trở thành đội quân tiên phong của những thế lực đế quốc xâm lược. Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ 19 là một điển hình. Thời đó các nhà truyền giáo đi trước, đội quân xâm lược xách súng theo sau, điều đó làm cho dân tộc ta bị điêu linh trong cả thế kỷ. Nếu không như vậy thì đất nước ta ngày nay “nào có thua ai có kém ai?”./.
Hình trong bài: Đế quốc La Mã vào thế kỷ II sau CN.
Ngày 24/11/2023
Ngã Thị Dã
Có thể là hình ảnh về bản đồ và văn bản cho biết 'Oceanus Germanicus Britannia Oceanus Atlanticus Sarmatia Germania Germania Germania Lugdunensis Begota inf. sup. Raetia GALLIA Noricum Pannonia Pannonia Dacia Gallia Aquitania Cisalpina ILLYRIUM Gallaecia Narbonensis etAsturia Terraconensis Corsica Roma ITALIA TALIA Adriaticum Macedonia Mare Dalmatia sup. Moesia inf. Moesia Thracia HISPANIA Bithynia Sardinia Mare Lusitania Armenia Baleares Tyrhenum Epirus ASIA Galatia Pontus Cappadocia Phrygia Achaia Mare Aegaeum Baetica Pontus Euxinus Numidia inf. Africa Sicilia Mauretania Numidia sup. Cilicia MARE EINTERNUM proconsularis Cyrenaica Syria Palestina B Mesopotamia Aegyptus Arabia'

  • 3

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.