Vị trí độc tôn của đông Đô la Mỹ chưa kết thúc

9:38:00 SA

 



Vị trí độc tôn của đông Đô la Mỹ chưa kết thúc

Địa vị độc tôn của đồng Đô la Mỹ đang làm các nước chống Mỹ hết sức nóng mắt. Tổ chức các nền kinh tế mới nổi BRICS hiện tại gồm 5 nước hiện chiếm 80% dân số toàn cầu sẽ kết nạp thêm thành viên mới trong hội nghị thượng đỉnh tháng 8 tới đây để gia tăng vị thế và nhiệm vụ quan trọng là làm sao hạ bệ được đồng Đô la.
Đây không phải lần đầu tiên đồng Đô la bị đe dọa sự thống soái trong rổ tiền tệ của thế giới mà đã có ít nhất hai lần bị thách thức trong quá khứ.
Trong thời gian chiến tranh lạnh của “hai phe bốn mâu thuẫn”, Hội đồng tương trợ kinh tế (viết tắt là SEV) được thành lập vào năm 1949 với các nước thành viên thuộc các nước XHCN ở Châu Âu, về sau mở rộng thêm Cu Ba (từ 1972) và Việt Nam (từ 1978).
Đương nhiên, khối SEV không sử dụng tiền của bọn tư bản mà vật trao đổi ngang giá trong các Nghị định thư hàng đổi hàng giữa các chính phủ cộng sản là đồng tiền Rúp của Nga Sô. Theo danh nghĩa, 1 Rúp có trị giá tương đương với 1 Đô Mỹ, nhưng trên thực tế thị trường sức mua của nó chỉ bằng 1/10.
Sự tương trợ kinh tế của hệ thống XHCN không hiệu quả, kinh tế của các nước thành viên ngày càng lụi bại dẫn đến kết cuộc Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, còn SEV chính thức giải thể vào năm 1991.
Vào ngày tháng đầu năm 1999, đồng Euro chính thức ra đời với những tham vọng lớn lao. Tổng cộng GDP của các nước tham gia Liên minh kinh tế và tiền tệ lớn hơn quy mô của Kinh tế Mỹ.
Những người đi buôn Việt Nam thích tích trữ tiền giấy 500 Euro vì nó bé hơn tờ 100 đô mà còn có trị giá cao gấp gần 7 lần. Chắc đây không phải ngẫu nhiên mà những người làm tiền đã tính như thế để khuyến khích sự dự trữ bằng đồng Euro.
Mọi người còn nhớ, chúng khoán và các mặt hàng lớn trên thị trường quốc tế không chỉ được định giá bằng Đô la mà bên cạnh đó có thêm trị giá bằng Euro. Tuy nhiên, giới tài phiệt dần dần nhận ra rằng đồng Euro chẳng có phép màu nhiệm nào cả, trái lại nhưng nước tham gia đồng tiền chung còn rơi vào cảnh suy thoái kinh tế không có lối thoát.
Nước Anh đã “tỉnh đòn” không tham gia vào đồng tiền Euro nhưng khi họ rút khỏi khối thị trường chung EU thì đây là một đòn giáng mạnh vào uy tín và vị thế của EU với tư cách là nòng cốt cho các nước sử dụng đồng Euro.
Trong khi đó, “nội lực” của đồng Đô la cũng rất đáng ngờ. Năm 1973, tổng thống Nixon tuyên bố xóa bỏ chế độ bản vị vàng, nghĩa là đồng tiền Mỹ không còn được bảo đảm bằng vàng như trước.
Trong các giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008-2009 và giai đoạn dịch bệnh Covid, với chiêu bài quantitative easing (nới lỏng định lượng), Đô Mỹ đã được in thêm vô tội vạ. Thành ra để giải quyết khó khăn kinh tế, không cần phải thắt lưng buộc bụng như trước đây mà chính phủ Mỹ có một cách đơn giản hơn nhiều: chỉ cần in thêm tiền để tiêu.
Mỹ in thêm tiền nhưng cả thế giới cùng chịu trận vì hầu hết các nước đều dùng Đô la Mỹ như ngoại tệ dự trữ chủ yếu. Nhưng nay thì gió lại xoay chiều, Mỹ không in thêm tiền mà tăng lãi suất để kéo tiền về Mỹ, điều này sẽ làm cho các nước thiếu vốn sản xuất kinh doanh và dẫn để tình trạng suy thoái kinh tế.
Có lẽ thế giới cần đoàn kết lại để chống lại sự lũng đoạn của Mỹ và BRICS phải làm điều gì đó?
BRICS ra đời năm 2001, với các thành viên có nhiều khác biệt về ý thức hệ cũng như về màu da. Đó là lý do 5 nước này không thể coi là “đồng minh” của nhau, bất quá chỉ là liên minh về kinh tế. Tuy nhiên, ngay cả trong lĩnh vực kinh tế thương mại, BRICS cũng chưa bao giờ tỏ ra nguy hiểm, đủ sức đe dọa Mỹ và Phương Tây.
Nay thì có nhiều đồn đoán có đến 25 nước “muốn” gia nhập BRICS. Trong số đó, có thể kể đến các nước lớn, có máu mặt như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Saudi, Iran và Mexico.
Thổ vừa trải qua một cuộc bầu cử tổng thống theo đó ông Erdogan tiếp tục giữ được quyền lực với tỉ lệ phiếu thắng sát sao là 52%. Điều mà Erdogan có thể nhận ra là lần đầu tiên trong hơn 20 năm, phe đối lập ở Thổ đã có được sự liên kết chặt chẽ và lực lượng chống đối ông đã lớn mạnh hơn trước rất nhiều.
Điều quan tâm trước mắt của tổng thống Thổ có lẽ là vấn đề đối nội hơn là chuyện đột phá về đối ngoại. Nộp đơn xin gia nhập BRICS cũng đồng nghĩa với việc cánh cửa hy vọng để vào EU cũng khép lại, điều sẽ làm dân chúng dễ bị nổi giận.
Các nước Ai Cập, Saudi, Iran hiện mới ở dạng “tiềm năng” cho một suất BRICS chứ chưa có động thái nào cụ thể. Riêng Mexico là nước duy nhất có đơn chính thức xin vào BRICS. Mexico may mắn được tham gia hiệp định NAFTA nên được hưởng lợi quá nhiều từ nguồn thu xuất khẩu bằng đồng Đô la cho thấy nước này nếu vào BRICS thì cũng không bao giờ dám chống lại đồng Đô Mỹ.
Một vấn đề nữa là BRICS sẽ lấy đồng tiền nào để làm đối trọng với Đô la? Trung Quốc là nước lớn mạnh nhất trong BRICS nhưng dùng nhân dân tệ có vẻ không ổn, còn lập ra một đồng tiền mới xem ra vẫn còn xa vời.
Sức mạnh Đồng Đô la có nguồn gốc từ sự vượt trội về kinh tế, quân sự và kỹ thuật của Mỹ. Bên cạnh đó là sự hấp dẫn của quyền lực mềm, các giá trị tự do dân chủ đã thu hút các nhân tài lớn của thế giới, đúng như câu nói: mọi người đều chửi Mỹ và mọi người đều muốn sang Mỹ.

Fb NgocQuangDang

Tất cả cảm xúc:
104

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.