Nguồn gốc của nước trên trái đất vẫn là câu hỏi khiến các nhà khoa học "đau đầu".

7:05:00 SA

Với 3/4 diện tích bề mặt là nước, nhưng lí giải cho việc nước trên Trái Đất hình thành từ khi nào là câu hỏi mà các nhà khoa học vẫn đang đau đầu tìm câu trả lời. Theo nhiều nhà khoa học thì sau khi hình thành cách ngày nay 4,5 tỉ năm, Trái đất là một khối đá khô. Việc trên Trái Đất xuất hiện các hồ chứa nước có thể là do sự va đập liên tiếp với những băng thiên thạch đá. Dẫu vậy, nguồn gốc của nước trên hành tinh chúng ta vẫn còn là một bí ẩn vì những bằng chứng đá còn lại từ thời kỳ này để các nhà khoa học có thể nghiên cứu thì không có nhiều.
Theo một giả thuyết, một lượng nước khá nhỏ đã có trong quá trình hình thành Trái Đất. Nhưng vì do khi mới hình thành, Trái Đất không có bầu khí quyển nên nước đã bộc hơi trở lại không gian. Và cứ thế, hành tinh không có nước cho đến hàng trăm năm sau, mãi đến khi bầu khí quyển được tạo thành qua quá trình Trái Đất phun trào núi lửa mang một lượng khí lên bề mặt, dần dần tạo ra 1 lớp khí quyển có thể ngăn sự thoát nước.
Các nhà khoa học dự đoán rằng phần lớn nước được mang trở lại Trái Đất bởi các sao chổi mang băng hoặc các tiểu hành tinh va chạm với Trái đất qua hàng triệu năm.
Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã thách thức lý thuyết này. Khi kiểm tra thiên thạch Chondrite hình thành ngay sau sự khai sinh của hệ mặt trời, các nhà khoa học đã tìm ra nước và các hợp chất khoáng sản khớp với đá trên Trái Đất cũng như các tiểu hành tinh được hình thành cùng thời điểm với Trái Đất. Điều đó nghĩa là Trái Đất đã tích trữ 1 lượng nước đáng kể từ trước dù không có bầu khí quyển. Nếu điều này là đúng, sự sống có lẽ được hình thành sớm hơn dự kiến.
​Các giả thuyết đều có lí lẽ riêng và thật khó có thể quay ngược thời gian để biết chính xác. Nhưng dù sao đi nữa, tất cả nước có trên Trái Đất đều trải qua một quá trình hình thành và gắn liền với vũ trụ.
TheoTintuc.vn

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.