MỘ TRẠCH - LÀNG TIẾN SĨ XỨ ĐÔNG

6:38:00 SA

 



MỘ TRẠCH - LÀNG TIẾN SĨ XỨ ĐÔNG

Làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Làng Mộ Trạch được mệnh danh làng Tiến sĩ, Khoa bảng thời phong kiến. Quốc Tử Giám có 82 văn bia ghi danh các Trạng nguyên, Tiến sĩ thì làng Mộ Trạch có 18 bia.
Theo những tư liệu lưu trữ, làng Mộ Trạch từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVIII (thời Hồng Đức) có 36 người đỗ tiến sĩ, 1 trạng nguyên. Trong đó có 29 họ Vũ, 5 vị họ Lê, 1 vị họ Nhữ, 1 vị họ Nguyễn.
Khoa thi Bính Thân vào năm 1656 , cả nước có 3.000 người đi thi, được 6 tiến sĩ thì làng Mộ Trạch có 3 người.
Vua Tự Đức uyên thâm về chữ nghĩa, giỏi về chính trường còn phải tấm tắc khen và bút phê là "Nhất gia bán thiên hạ" có nghĩa là "một làng bằng nửa thiên hạ".
Theo lời kể, làng Mộ Trạch cũng là nơi nơi "chôn nhau cắt rốn" của Trạng Cờ Vũ Huyên, Trạng Toán Vũ Hữu, Trạng Vật Vũ Phong, Trạng Chạy Vũ Cương Trực và Trạng Chữ Lê Nai (đỗ Trạng Nguyên). Trải suốt hơn 5 thế kỷ từ triều Trần qua triều Lê, Mạc đến thời Vua Lê, Chúa Trịnh, luôn luôn có các bậc anh tài làng Mộ Trạch.
Trong 82 văn bia còn lại tại Văn Miếu Quốc Tử Giám đã có đến 18 bia khắc tên 25 tiến sĩ làng Mộ Trạch. Còn tại Văn Miếu Mao Ðiền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương thì có đủ tên của 36 tiến sĩ làng Mộ Trạch.
Các làng có nhiều khoa bảng còn lại: Cổ Am, Hành Thiện, Kẻ Vẻ.
Làng Mộ Trạch được khai sinh bởi An Nam đô hộ Phủ kinh lược sứ Vũ Huy. Vũ Huy quê gốc tại Thường Châu tỉnh Phúc Kiến - Đường triều. Sau đó con trai của Vũ Huy là Tiến sĩ Nho học Vũ Hồn (804 - 853) được Tập quyền tước vị dưới thời Đường Vũ Tông (841 - 847). An Nam đô hộ phủ Kinh lược sứ Vũ Hồn đã khuyến khích, chiêu mộ di dân từ quê nhà và những người bị xiêu tán trước đó bởi loạn An Sử thành lập làng Mộ Trạch thuộc huyện Đường An bao gồm những vùng phụ cận. Họ Vũ sau đó lớn mạnh lan tỏa đi khắp vùng, đặc biệt tại Hải Dương, Hải Phòng.
Người xưa có câu “Tiền làng Đọc, thóc làng Nhữ, chữ làng Chằm”, làng “Chằm” ở đây là làng Mộ Trạch và ý muốn nói đến mạch chữ không ngừng chảy ở mảnh đất hiếu học, nhiều nhân tài này.
Hình: cổng làng Mộ Trạch, nơi có ngôi mộ cụ tổ Vũ Hồn.

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.