" Một thoáng Việt Nam "

7:42:00 SA







Chủ nhật 13/3/2011 chúng tôi những người bạn lâu năm rủ nhau đi dã ngoại, gồm : ông bà Phạm

Vĩnh Di, ông bà Giáo Sư Tương Lai,ông bà Giáo Sư Trần Mạnh Trí đi thăm” Làng nghề MỘT

THOÁNG VIỆT NAM “ ở ấp Phú Bình, xã Củ Chi, huyện Củ Chi, cách Sài Gòn hơn 50km.

Củ Chi nổi tiếng là vùng đất thép thành đồng, là một trong những minh chứng chân thực về tinh

thần quật cường chiến đấu bảo vệ độc lập thời chống Mỹ cứu nước . Với tên gọi “Làng nghề Một

Thoáng Việt Nam” quả thực đây là một khu du lịch đặc biệt giới thiệu 12 nghề truyền thống đặc

sắc của cả nước như nghề nông, nghề dệt thổ cẩm,nghề điêu khắc gỗ,nghề gốm,nghề mây đan

tre và nón, nghề làm giấy dó,nghề làm vàng quỳ,nghề sơn son thếp vàng.......



Bên cạnh đó, “ Một Thoáng Việt Nam” còn tái hiện không gian sống của các vùng miền, các dân tộc

trên đất nước Việt Nam với thiên nhiên, tín ngưỡng, lịch sử, thi ca, ẩm thực ,v.v. để giới thiệu

cho thế hệ trẻ và bạn bè thế giới về một bức tranh cô đọng toàn cảnh về đất nước Việt Nam giàu

tính văn hóa, rực rỡ sắc mầu. Qua trò chuyện và ăn trưa với Bà Trần Thị Tuyết Nga – chủ đầu tư

và là Giám Đốc điều hành khu du lịch này nguyên là một cán bộ tuyên huấn, đã từng du học ngành báochí ở Hung, hiện nay là Phó Chủ Tịch kiêm Trưởng ban đối ngoại Hiệp Hội Làng nghề truyền thống Việt Nam được biết công trình văn hóa này do Bà khời xướng và đã trải qua bao nhiêu khó khăn để xây dựng liên tục trong 20 năm, khởi công từ năm 1991 đến ngày khai trương 5/2/2010

trên một khuôn viên rộng 20ha. Quang cảnh chung không đồ sộ và đầy sắc mầu như các khu du

lịch khác, vì nơi đây mang đậm phong cách kiến trúc nông thôn và văn hóa VN cổ xưa, và được

thiết kế xây dựng theo truyền thống với những vật chứng tiêu biểu lấy từ các vùng miền khác

nhau trên đất nước VN , để tạo nên một khu du lịch làng nghề mang ý nghĩa bảo tồn và phát triển, mà còn là khu du lịch văn hóa vật thể và phi vật thể kết hợp với sinh thái mang đậm phong cách

VN. Người phụ nữ có dáng mảnh khảnh này – Bà Nga – có một nghị lực làm việc đáng kính nể và

có kiến thức về văn hóa, lịch sử, khoa học kỹ thuật khá rộng. Bà say sưa kể về thành tích chế tạo than hoạt tình từ cây tre để xuất khẩu và áp dụng kỹ thuật hút chân không để bảo dưỡng các cọc

lim lấy từ Quang Ninh về- là những di chứng lịch sử đặc sắc thời vua Trần chống quân Nguyên. Không chỉ dừng lại ở kiến thức bảo tồn và phát triển làng nghề, Bà còn có nhiều dự án KHKT ấp ủ mong thu hút được nhiều người tài hợp tác với các dự án do Bà khởi xướng như chế tạo pin, accuy

từ cây tre bằng kỹ thuật nano….




Từ trên cao nhìn xuống bản đồ VN được xây trên một sân rộng tại chính giữa khu du lịch này mới

thấy đất nước mình được thiên nhiên ưu đãi nhiều, đúng như ngày xưa các vị tiền bối thường nói“Rừng vàng, biển bạc “ nếu không biết gìn giữ và bảo tồn thì những ưu thế đó sẽ chẳng còn

và không thề lường trước được những thiệt hại do thiên tại và biến đổi khí hậu .Chợt nghĩ tới nước Nhật , một đất nước không được thiên nhiên ưu đãi như VN, lại bị tàn phá nặng nề sau đại chiến

Thế Giới lần thứ 2 nhưng chỉ trong vòng 18 năm đã phát triển ở trình độ cao nhất nhì trên thế giới,

thế mà hiện nay còn đang chịu đựng và gồng mình khắc phục tổn thất nặng nề của thảm họa liên

hoàn siêu động đất, siêu sóng thần và rò rỉ phóng xạ, nhưng chúng ta tin tưởng rằng nhân dân

Nhật vẫn bình tĩnh, ngoan cường vượt qua những ngày gian khó này để khôi phục và phát triển.




Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.