Thăm các cầu mới ở miền Tây Nam bộ

7:56:00 SA



Từ ngày 7/5 – 8/5/2010 chúng tôi một nhóm các cụ hưu trí ngành điện góp tiền đi thăm các cầu mới xây dựng ở miền Tây Nam bộ thuộc các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ và Bến Tre

Từ 6g30 sáng tập trung ở công viên Lê Văn Tám , Q1 TpHCM lên xe bus khởi hành đi về miền Tây. Cầu đầu tiên mà chúng tôi đi qua là cầu Bến Lức – tỉnh Long An, ở đây cầu cũ đã được hoàn thiện, và cầu mới bố trí song song với cầu cũ được xây dựng góp phần quan trọng cho sự giao thông đường bộ giữa Tp HCM và Đồng Bằng sông Cửu Long(DBSCL) tại cửa ngõ phía Tây. Trên đường đi cầu mới đầu tiên xe đi qua là cầu Mỹ Thuận .Vì đi trên xe bus lớn khó có điều kiện đỗ lại dọc đường hay trên cầu để chụp ảnh, đó là một thiệt thòi lớn cho chuyến đi tham quan này .














Cầu Mỹ Thuận :

Cầu Mỹ Thuận là một cây cầu bắc qua sông Tiền Giang ở DBSCL, được chính thức khởi công ngày 6 tháng 7, 1997 và hoàn thành vào 21 tháng 5 năm 2000.. Mỹ Thuận là tên của một ngôi làng nhỏ nằm bên tả ngạn sông Tiền, nhánh phía bắc của sông Cửu Long, thuộc tỉnh Tiền Giang, vì nơi đây sông chỉ rộng có 800 m, hẹp nhất trong suốt chiều dài của nó trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Xưa kia từ năm 1936, xe cộ và khách bộ hành phải dùng phà để qua hữu ngạn, thuộc tỉnh Vĩnh Long; và bến phà được gọi với cái tên quen thuộc là bắc Mỹ Thuận, cầu mới được xây dựng cách bến phà cũ chừng 1km về phía hạ lưu .










Cầu do các công ty Baulderstone Hornibrook của Úc và Cienco 6 của Bộ Giao thông Vận tải thiết kế và thi công, với chi phí 90,86 triệu đôla Úc, trong đó chính phủ Úc góp 66% và chính phủ Việt Nam là 34%. Cầu thuộc loại cáp kéo có chiều dài khoảng 1.535 m và một tầm gió 37.5 m (khoảng cách từ mặt nước cao nhất đến sàn cầu). Sàn chính của cầu dài 350 m, được neo vào hai trụ tháp bê tông cao khoảng 121 m bởi 128 dây cáp (Sàn cầu rộng khoảng 23 m, đủ cho 4 làn xe (2 làn xe cho mỗi chiều lưu thông) và 2 đường ở hai bên lề cầu dành cho người đi bộ.Cầu giúp người dân trong vùng đi lại thuận tiện hơn thay vì qua phà bắc Mỹ Thuận, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội về lâu dài cho DBSCL . Cầu là một kết nối quan trọng của quốc lộ 1A, nối đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh.

Cầu Cần Thơ










Cầu Cần Thơ được khởi công xây dựng ngày 25 tháng 9 năm 2004. Ban đầu, công trình được dự kiến hoàn thành vào ngày 14 tháng 12 năm 2008, tuy nhiên sau sự kiện sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ ngày 26 tháng 9 năm 2007, công trình phải dừng thi công để điều tra tai nạn. Vì vậy tiến độ hoàn thành bị chậm trễ hơn 1 năm. Cuối cùng, cầu cũng được khánh thành vào lúc 9 giờ sáng ngày 24 tháng 4 năm 2010.

Toàn tuyến dự án dài 15,85 km với điểm khởi đầu tại Km 2061 trên Quốc lộ 1 thuộc huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long, đi tránh Quốc lộ 1 và thành phố Cần Thơ, vượt qua sông Hậu ở cách bến phà hiện hữu về phía hạ lưu 3,2 km, nối trở lại quốc lộ 1 tại Km 2077 thuộc quận Cái Răng, Tp Cần Thơ.Tổng mức đầu tư 4.832 tỷ (thời điểm 2001, tức là khoảng 342,6 triệu USD) bằng nguồn Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của chính phủ Nhật và vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam (khoảng 15%).Khổ cầu rộng 23,1m trong đó có bốn làn xe, mỗi làn 3,5m và hai lề bộ hành, mỗi lề 2,75m. Tốc độ thiết kế 80 km/giờ, qua các khu dân cư 60km/g.

Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ xảy ra vào ngày 26 tháng 9 năm 2007, tại xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long, là thảm họa cầu đường và tai nạn xây dựng nghiêm trọng nhất tại Việt Nam Hai nhịp cầu dẫn cao khỏang 30 mét giữa ba trụ cầu đang được xây dựng thì bị đổ sụp, kéo theo giàn giáo cùng nhiều công nhân, kỹ sư đang làm việc xuống đất gây thương tích và tử vong .Tháng 7/2008 kết quả điều tra sự cố sập nhịp cầu Cần Thơ là do lún lệch đài móng trụ tạm.



Trong thời gian ở Tp Cần Thơ nhờ sự giúp đỡ của Công Ty TNHH Nhiệt Điện Cần Thơ chúng tôi được bố trí ăn, ngủ, buổi chiều đi tham quan khu du lịch Mỹ Khánh, buổi tối được dự liên hoan tại nhà thuyền lưu động Duyên Dáng Cần Thơ trên bến Ninh Kiều. Sau một đêm nghỉ ngơi sáng 8/5 chúng tôi khởi hành đi Bến Tre để thăm cầu mới Hàm Luông, trên đường đi xe bus phải băng qua nhiều cầu gỗ trụ thép nhỏ hay qua phà, để an toàn mọi người phải xuống xe đi bộ.

































Cầu Hàm Luông

Cầu Hàm Luông khởi công vào ngày 17-1 năm 2007. Cầu nằm trên tuyến quốc lộ 60, cách bến phà Hàm Luông hiện hữu 2,3 km về phía thượng lưu. Cầu có chiều dài 8,2km, trong đó đường dẫn dài 6.475m, cầu chính dài 1,28 km, mặt cầu rộng 16m (cho 2 làn xe ô tô, 2 làn xe hỗn hợp và 2 lề dành cho người đi bộ), chiều cao thông thuyền: 20,5m.



Cầu được thiết kế xây dựng là cầu bê tông cốt thép dự ứng lực, cầu được thông xe kỹ thuật vào dịp kỷ niệm lần thứ 50 năm ngày Bến Tre Đồng Khởi (17-1-2010). Trong thời gian ở Bến Tre chúng tôi được Cty Điện Lực Bến Tre cho đi tham quan vườn cây trái, thưởng thức hoa quả như : sầu riêng, măng cụt, chôm chôm hái ngay tại vường nhà gia chủ, sau đó về trụ sở Cty ăn cơm trưa và nghỉ trưa. Đúng 15 giờ chúng tôi tiếp tục khởi hành đi Tiền Giang để thăm cầu Rạch Miếu



























Cầu Rạch Miếu

Khởi công ngày 30/4/2002, đầu tháng 10-2008 thông xe kỹ thuật và khánh thành vào cuối năm 2008. Cầu Rạch Miễu có chiều dài toàn tuyến hơn 8 km(đầu phía Bắc thuộc phường 6, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang; đầu phía Nam thuộc ấp 6A xã An Khánh, huyện Châu Thành, Bến Tre). Phần cầu, gồm cầu dây văng và cầu bắc qua hai cù lao Thới Sơn và Tân Vinh (cồn Phụng) dài gần 3 km. Đây là cầu dây văng hiện đại đầu tiên do NNVN tự đầu tư và cán bộ, kỹ sư và công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công. Tổng trị giá đầu tư cầu khoảng 1.400 tỉ đồng, trong đó 58% là vốn ngân sách nhà nước và 42% là vốn BOT. Cây cầu này khi hoàn thành sẽ giúp tỉnh Bến Tre thoát khỏi thế cô lập về giao thông bộ




Trên đường về TpHCM xe chạy qua đường đại lộ cao tốc Đông Tây



Đại lộ Đông – Tây

Là một tuyến đường đi qua trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, đang được khôi phục, nâng cấp từ tuyến đường hiện hữu và xây dựng thêm tuyến đường mới để tạo thành một trục đường mới ra vào phía Nam theo hướng Đông - Tây, nhằm giảm ách tắc giao thông cho cầu Sài Gòn và các trục chính trong thành phố. Tuyến đường này đáp ứng yêu cầu lưu thông cho các cảng của thành phố đi các nơi theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và các tỉnh DBSCL, tạo trục giao thông sang Thủ Thiêm, và cải thiên môi trường ven kênh mà nó đi qua, tăng vẻ mỹ quan cho thành phố. Đại lộ chạy dọc theo kênh từ quốc lộ 1A huyện Bình Chánh đến ngã ba đường Yersin - Chương Dương gần cầu Calmette, quận 1; vượt sông Sài Gòn bằng hầm Thủ Thiêm và nối với xa lộ Hà Nội tại Ngã ba Cát Lái, quận 2. Chiều dài toàn tuyến là 21,89km, đi qua địa bàn các quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh, tạo thành một tuyến trục giao thông Đông - Tây, và kết nối hai đầu Đông Bắc - Tây Nam thành phố. Đại lộ Đông – Tây tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện giao thông ra vào cảng Sài Gòn và từ đây đi các tỉnh miền Đôngmiền Tây không phải đi vào trung tâm thành phố. Đây sẽ là con đường huyết mạch liên kết chặt chẽ các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hầm dìm Thủ Thiêm nối với đại lộ này .



Hầm Thủ Thiêm được thực hiện theo phương án hầm dìm. Phương pháp này có nhiều ưu thế hơn do có thể tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng và thời gian thi công. Cùng lúc với việc đào hầm, các cấu kiện cơ bản như khung hầm sẽ được đúc sẵn, sau đó đưa đến vị trí đã đào đủ độ sâu để đánh chìm xuống nước .Trường hợp làm hầm đào thì phải đổ bê-tông dưới nước, mất thời gian hơn rất nhiều. Một ưu điểm khác là chiều dài hầm dìm chỉ bằng 1/3 so với hầm đào; khoảng cách từ đỉnh hầm đến đáy sông chỉ 3-4m trong khi với hầm đào khoảng cách này sâu hơn gấp nhiều lần.



Hầm dìm dài khoảng 1,49km, rộng 33m (tương đương đường Nguyễn Huệ tại trung tâm quận 1 TP.HCM), cao 9m, có sáu làn xe, mỗi bên ba làn cho cả ôtô và xe máy, chưa kể hai làn thoát hiểm. Phần thân hầm gồm 4 đốt mỗi đốt dài 93 m, và nặng 25.000 tấn, bề dày hơn 1,2 m được cấu tạo bởi bê tông cốt thép chống thấm. Tốc độ thiết kế đạt 60 km/giờ. Công trình có tuổi thọ theo thiết kế là 100 năm, tuy nhiên, không ít ý kiến lo ngại về độ bền của hầm trong điều kiện địa chất yếu và có nhiều phức tạp như ở TP HCM.[4] Hiện nay, trên thế giới có khoảng 105 hầm, trong đó hơn 30 là hầm dìm, phổ biến ở Nhật Bản, Hồng Kông, Thượng Hải, Australia, Mỹ, Anh... Riêng khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước đầu tiên xây dựng hầm loạ


Cảm nhận của chuyến đi :


Tuy thời gian đi tham quan quá ngắn, lại trong tiết trời rất nóng nhiệt độ thường xuyên 37 - 38 o C không thể xem xét được kỹ, nhưng chúng tôi cũng cảm nhận được là Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã được xem là miền đất trù phú của nông nghiệp và là vựa lúa lớn nhất của cả nước, nhưng nhiều năm qua vẫn chịu thua thiệt so với nhiều vùng khác của đất nước, lý do chính là hạ tầng giao thông đường bộ tuy đã được quan tâm phát triển, nhất là các đường quốc lộ và liên tỉnh, nhưng việc xây dựng các cầu lớn vượt qua các con sông lớn gặp nhiều khó khăn, nên còn chậm, thế cù lao của 13 tỉnh ĐBSCL chỉ thực sự được gỡ bỏ khi lần lượt NN cho xây dựng thêm các cầu mới từ năm 2000 như cầu Mỹ Thuận, cầu Rạch Miễu và mới đây năm 2010 là cầu Cần Thơ, Hàm Luông. Chỉ mới chừng ấy công trình thôi đã tiết kiệm được khá nhiều chi phí vận chuyển do giảm thời gian chờ đợi qua phà, tăng số lượng và chất lượng hàng hóa vận chuyển giữa miền Đông NB và TpHCM với miền Tây NB.

Tuy vậy nhu cầu phát triển giao thông đường bộ và đường sông ở miền Tây còn yêu cầu hoàn thiện và phát triển nhiều hơn nữa, vì vậy theo nhiều chuyên gia còn phải tiếp tục xây thêm các cầu mới vượt qua các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm cỏ Tây, Tiền Giang và Hậu Giang…., nghe nói tới 2015 NN sẽ xây thêm 3 cầu mới là cầu Mỹ Lợi vượt ngang sông Vàm Cỏ; cầu cao Lãnh ngang sông Tiền và cầu Vàm Cống ngang sông sông Hậu….Với sự phát triển hệ thống đường bộ và đường sông hiện nay và sau này, hy vọng ĐBSCL sẽ phát triển nhanh và nhiều so với thời gian qua.

Tuy gặp nhiều khó khăn về vốn về kỹ thuật thiết kế và thi công, lại phải xây dựng trong điều kiện thời thiết diễn biến phức tạp của nước ta, nhưng việc đã và sắp hoàn thành các công trình giao thông đầu mối trên giúp cho ngành giao thông VN đã tiến dài, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của TpHCM và 13 tỉnh DBSCL

Nếu chúng ta muốn đi du lịch vòng quanh Miền Tây Nam Bộ thì bạn Minh Sang có thể tư vấn hành trình qua 13 tỉnh của DBSCL như sau :

-Từ TP HCM đi theo QL 50 (qua cầu Nhị Thiên Đường) đến Cần Giuộc - Cần Đước (Long An), theo Phà Mỹ Lợi qua TX Gò Công- 36km, về TP Mỹ Tho - 35km (Tiền Giang).

-Qua cầu Rạch Miễu để đi TP Bến Tre bằng QL 60 - 20km, đi tiếp qua cầu Hàm Luông về Mỏ Cày. Theo QL 60 qua sông Cổ Chiên về huyện Càng Long - Trà Vinh QL và theo QL 53 đến TX Trà Vinh - 55km.

-Từ TX Trà Vinh theo QL 60 về Huyện Cù Lao Sung ( Sóc Trăng) qua phà sông Hậu về TP Sóc Trăng -50km.

-Từ TP Sóc Trăng theo QL 1 về Bạc Liêu -50km, về TP Cà Mau 65km.

-Từ TP Cà Mau theo QL 63 về huyện Vĩnh Thuận - huyện Uminh thượng (Kiên Giang) qua phà Tắc Cậu về TP Rạch Giá - Kiên Giang 150km.

-Từ Rạch Giá có thể theo QL 61 về TP Vị Thanh ( 60km), về Cần Thơ 60km, về Long Xuyên 60km về Châu đốc 60km. Hoặc từ TP Rạch Giá đi TX Hà Tiên 90km, về Châu Đốc -60km( họặc quay về Hòn Đất đi qua cầu Tám Ngàn đi Tịnh Biên- An Giang về Châu đốc 95km).

-Từ Châu Đốc quay về Long Xuyên ( 60km) qua phà An Hòa hoặc phà Vàm Cống đi TX Sa Đéc- TP Cao Lãnh ( 40km).

-Từ Cao Lãnh theo QL 30 về ngã ba An Thái Trung - huyện Cái bè về QL 1 ( 35km). Từ QL1 về TPHCM đến ngã ba Trung Lương 65km, và về TPHCM bằng đường cao tốc 50km.

( Tham khảo thêm Internet )

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.