Thăm Bái Đình - Tràng An
Tháng 11/2009 nhân chuyến ra HN bốc mộ hai Cụ Duc&Hiến chúng tôi (Dzi&Chi) đã tranh thủ đi thăm Chùa Bái Đính, nghe nói là lớn nhất Đông Nam Á, và là một trong những công trình trọng yếu dự kiến đến năm 2010 sẽ hoàn thành cơ bản để kỷ niệm 1.000 năm Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (1010 - 2010) và khu du lịch sinh thái Tràng An, cùng đi với vợ chồng các chú Ngọc, Thắng, Tiến lúc đó mới xây dựng xong các chùa chính.Đến cuối tháng 2/2010 nhân ra HN công tác Minh&Hoa đã đi thăm Chùa Bái Đính và Tràng An cùng với gia đình Cô Đính&Cự và chú Khôi&Nhung cùng các cháu La&Hiếu việc xây dựng đã có nhiều tiến triển.
Chùa Bái Đính là một khu văn hóa tâm linh gồm quần thể các chùa nằm trên núi Bái Đính ở thôn Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Nơi đây không chỉ đơn thuần là một khu chùa thờ Phật tổ, thờ Thần núi và Chúa Thượng Ngàn mà còn gắn với lễ tế cờ khi vua Quang Trung ra Thăng Long đại phá quân Thanh. Chùa Bái Đính cổ được phát hiện bởi đức thánh Nguyễn Minh Không, ông là người đã biến các hang động thành chùa khi đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông. Bái Đính còn là một di tích cách mạng thuộc chiến khu Quỳnh Lưu.
Toàn cảnh quần thể chùa Bái Đính.
1. Tam Quan Nội: Xây dựng toàn bằng gỗ tứ thiết, kiến trúc theo kiểu lộng tàn, chồng giường, tiền bẩy, hậu bẩy, xà nách, cao tới đỉnh 16,5 m, có chiều dài 32 m, rộng 13,5 m. Điều độc đáo là có 4 cột cái bằng gỗ tứ thiết, mỗi cột cao 13,85 m, đường kính 0,85 m, nặng khoảng 10 tấn. Tam quan có 3 tầng mái uốn cong ở bốn phía, lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm. Đây là một Tam quan lớn, đồ sộ, đều dựng bằng gỗ, cha từng thấy ở đâu trên đất nớc ta. Trong Tam Quan đặt 10 tượng Hộ pháp bằng đồng, có hai tượng lớn, mỗi tượng cao 5,5 m, nặng 12 tấn.
2. Tháp chuông: Tháp chuông được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ, kiến trúc theo kiểu tháp chuông cổ, hình bát giác, cao 22 m. Đường kính trong tháp là 17 m, tính phủ bì đến chân đế đường kính là 49 m. Tháp chuông cao 3 tầng, có 3 tầng mái cong, gồm 24 mái với 24 mái đao cong vút lên. Tháp chuông treo một quả chuông nặng 36 tấn đúc tại Huế. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp bằng “Xác nhận kỷ lục chuông lớn nhất “ Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 2007.
Tháp chuông
3. Điện Quan Thế Âm Bồ Tát: Xây dựng toàn bằng gỗ tứ thiết, 100% kiến trúc bằng gỗ. Điện cao 14,8 m, dài 41,8 m, rộng 17,4 m, gồm 7 gian. Gian giữa của điện, trên bệ cao, đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, có gần 1.000 mắt và 1.000 tay, đúc bằng đồng, nặng 80 tấn, cao 9,57 m. Đây cũng là một pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam.
4. Chùa Pháp Chủ: Xây dựng toàn bằng bê tông cốt thép giả gỗ rất đồ sộ, hoành tráng, cao 30 m, chiều dài 47,6 m, chiều rộng 43,3 m, gồm 2 tầng mái cong. Điện có 5 gian, gian giữa rất rộng dài đến 13,5 m, 4 gian hai bên, mỗi gian dài 8 m. Điều đặc biệt ở chùa Pháp chủ là ở gian giữa trên bệ cao, đặt một pho tượng lớn bằng đồng nguyên khối, cao 10 m, nặng 100 tấn. Trung tâm sách kỷ lục Việt
5. Điện Tam Thế: Tọa lạc ở trên đồi cao, so với mặt nước biển là 76 m. Đây là một toà nhà rất cao, rộng, đồ sộ, hoành tráng nhất ở khu chùa Bái Đính. Tòa kiêu hãnh nằm trên đồi cao nhất vùng, cao tới 34 m, dài 59,1 m, rộng hơn 40 m, diện tích trong nhà khoảng 3.000 m2. Trong điện Tam Thế cũng treo 3 bức hoành phi và 3 cửa võng lớn và đặt 3 pho tượng Tam Thế bằng đồng nguyên khối, mỗi tượng cao 7,2 m, nặng 50 tấn. Trung tâm sách kỷ lục Việt
Thọat nhìn 3 tượng Tam Thế na ná nhau, theo Tuấn Minh 3 pho tượng Tam Thế khác nhau là Phật A Di Đà ( quá khứ ); Phật Thích Ca ( hiện tại ) và Phật Di Lạc ( tương lai )
Phật A Di Đà
Phật Thích Ca
Phật Di Lạc
6. Hành lang La Hán: gồm 234 gian, ở hai phía Đông Tây, có chiều dài 1.052 m. Trong các gian nhà hành lang đó đặt 500 tợng La Hán bằng đá nguyên khối to, mỗi tượng cao 2,4 m, nặng khoảng 4 tấn, do bàn tay các nghệ nhân làng nghề đá xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình chế tác. Ở Việt
7. Giếng Ngọc: Giếng Ngọc mới đợc xây dựng lại ở chỗ giếng Ngọc nhỏ thời xa xa đã có cách đây gần 1.000 năm. Đó là giếng Ngọc của chùa Bái Đính cũ nằm gần chân núi Bái Đính mà cách đây gần 1.000 năm Thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước để sắc thuốc chữa bệnh cho dân và chữa bệnh cho Thái tử Dương Hoán. Giếng xây lại hình mặt nguyệt, rất rộng, có đờng kính 30 m, độ sâu của nớc là 6 m, không bao giờ cạn nước. Miệng giếng xây lan can đá. Khu đất xung quanh giếng hình vuông, có diện tích 6.000 m2 , 4 góc là 4 lầu bát giác. Trung tâm sách kỷ lục Việt
Trong giai đoạn I, nằm trên diện tích 50 ha, khu chùa Bái Đính đã và đang hoàn thiện các công trình trên. Đến giai đoạn II, khu chùa Bái Đính mở rộng hết diện tích 700 ha, sẽ xây dựng thêm các công trình: Tháp Bồ Đề 9 tầng, khu thờ Mẫu, khu thờ Tổ, khu tháp mộ sư, khu nhà tăng thiền viện, khu nhà khách, khu bảo tàng Phật giáo Việt Nam, …
Xây dựng khu chùa Bái Đính (cả cũ và mới) do ông Nguyễn Văn Trường, quê ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, làm giám đốc Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đảm nhiệm. Doanh nghiệp đã có 20 năm kinh nghiệm trong kinh doanh, ngành nghề chủ yếu là xây dựng các công trình giao thông thuỷ lợi và đầu tư du lịch với 1.400 cán bộ và công nhân viên lao động.
Có thể nói, khu chùa Bái Đính sắp tới đây sẽ hoàn chỉnh là một chùa có quy mô hoành tráng, to lớn, đầy đủ và đẹp đẽ nhất từ trước cho đến nay ở đất nước ta. Chùa Bái Đính sẽ trở thành Khu Văn hoá tâm linh được xác lập nhiều nhất những kỷ lục Việt
Trước nhà Đinh, ở Ninh Bình đã có nhiều chùa cổ, có chùa đã được xây dựng từ trước thời Hai Bà Trưng. Trải qua các triều đại, cho đến bây giờ, Phật giáo ở Ninh Bình vẫn được phát triển và nhiều chùa đang được xây dựng lại. Vì vậy, việc xây dựng khu chùa Bái Đính lớn nhất Việt
Địa điểm này cách cố đô Hoa Lư và khu hang động Tràng An không xa, rất thuận tiện cho du khách sau khi thăm cố đô Hoa Lư xong sẽ đi vãn cảnh Khu chùa Bái Đính và tiếp theo là tham quan khu du lịch sinh thái Tràng An.
Tiếc rằng hiện nay còn có nhiều hàng quán gần các khu du llịch và hiện tượng " níu kéo " du khách mua các đồ lễ, các sản vật kỷ niệm, hay dịch vụ " xe ôm " tranh nhau đưa khách lên chùa hay dịch vụ " trông xe ôtô " để lôi kéo khách về các nhà hàng ăn vẫn còn, đôi khi gây phản cảm không chỉ cho du khách cả trong và ngòainước. Hy vọng trong thời gian tới việc quản lý Cụm Du lịch Hoa Lư - Bái Đình - Trang An nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình và cả nước sẽ được quan tâm nhiều hơn để đảm bảo văn minh, sạch đẹp tương xứng với vồn đầu tư của các công trình lịch sử, văn hóa và du lịch tầm cỡ quốc gia này.
( Nguồn ảnh gia đình&Tham khảo thêm tư liệu Internet)
2 nhận xét:
Cảm ơn gia đình đã giới thiệu công phu về chùa Bái Đính để khách thập phương được rõ. Để biết rõ hơn về quá trình thiết kế và thi công Sập thờ lớn nhất VN, xin mời tham khảo tại website của Đồ gỗ mỹ nghệ Đức Hiền tại http://dogoduchien.multiply.com/photos/album/97/97
hoặc gọi điện thoại trực tiếp cho Kỹ sư Đức 0984.666.999 là người đã thiết kế và chỉ đạo thi công Sập thờ nói trên. Có một chi tiết là: Ban đầu sập thờ được Tk với KT 8m55 x cao 1m27, và khi Kỹ sư Đức giao bản Thuyết minh cho Nhà văn Lã Đăng Bật để phát hành rộng rãi cũng ghi cao 1m27 ( như nhièu trang web khác đã đăng). Sau đó , theo yêu cầu của ông Nguyễn Xuân Trường, Ks Đức đã thiết kế và cho thi công lại, thấp xuống như hiện nay để ko che lấp bệ tượng Đức Pháp Chủ (100 tấn đồng).
Đăng nhận xét